
Bình Định đưa vào sử dụng hệ thống tiêu thoát lũ sông Dinh
Tỉnh Bình Định vừa đưa vào sử dụng hệ thống tiêu thoát lũ sông Dinh trước sự mong đợi của hàng nghìn hộ dân thành phố Quy Nhơn.
Tỉnh Bình Định vừa đưa vào sử dụng hệ thống tiêu thoát lũ sông Dinh trước sự mong đợi của hàng nghìn hộ dân thành phố Quy Nhơn.
Sau hơn 2 tháng bị ảnh hưởng bởi hoàn lưu bão số 3, cuộc sống của người dân Yên Bái đã cơ bản ổn định nhờ cách làm linh hoạt, sáng tạo của các cấp chính quyền địa phương.
Mưa lớn trong những ngày qua, nước lũ từ thượng nguồn đổ về sông Vệ đoạn qua huyện Nghĩa hành và sông Trà Câu đoạn qua thị xã Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi) đã gây sạt lở chia cắt nhiều địa phương của hai huyện.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 4 đến 9/11, trên các sông từ Hà Tĩnh đến Bình Định có khả năng xuất hiện một đợt lũ. Dự kiến, đỉnh lũ trên các sông ở Quảng Bình, Quảng Trị lên mức báo động 2 - báo động 3; sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố (Hà Tĩnh), các sông từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi lên mức báo động 1 - báo động 2 và trên báo động 2; các sông ở Bình Định lên mức báo động 1.
Chiều 29/10, bà Võ Thị Bích Thủy, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Phước Tân 1 (phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết, nhà trường đang huy động toàn bộ nhân lực thực hiện dọn dẹp vệ sinh trường lớp sau khi lũ từ thượng nguồn đổ về làm toàn bộ ngôi trường ngập trong biển nước, hơn 2.600 học sinh phải nghỉ học. Dự kiến ngày 30/10, sau khi nước lũ rút, trường sẽ đón học sinh trở lại học.
Do ảnh hưởng bão số 6, ở tỉnh Quảng Bình vẫn mưa lớn khiến số nhà dân bị ngập nặng tiếp tục tăng. Tính đến 5 giờ sáng 29/10, toàn tỉnh có 32.767 nhà dân bị ngập nặng; mưa lũ khiến một người chết và một người mất tích.
Chiều 28/10, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị cho biết, lũ trên các sông tiếp tục xuống còn trên mức báo động 1; các địa phương trong tỉnh đang khẩn trương khắc phục thiệt hại do bão số 6 gây ra.
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thừa Thiên – Huế, do ảnh hưởng của bão số 6, từ ngày 26 – 29/10 trên các sông khu vực tỉnh Thừa Thiên – Huế khả năng xuất hiện một đợt lũ, với đỉnh lũ ở mức từ báo động 2 – báo động 3. Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng thấp và khu vực đô thị.
Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang, trong tháng 10/2024, trên sông Mê Kông sẽ có 2 đợt nước dâng cao và đạt đỉnh triều giữa tháng 10. Vì vậy các huyện và người dân trên địa bàn tỉnh An Giang cần chủ động các giải pháp ứng phó tránh ảnh hưởng đến cuộc sống và sản xuất lúa vụ Thu Đông 2024.
Theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, tổng lượng mưa đo được tại các trạm đo mưa trên địa bàn từ 19 giờ ngày 30/9 đến chiều 1/10 dao động từ trên 70 - 200 mm. Mưa lớn kéo dài gây ra lũ ở các khe suối và sạt lở đất tại nhiều nơi ở huyện Văn Yên, gây thiệt hại về nhà cửa và sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.
Làng đào Nhật Tân và Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội được biết đến là nơi trồng nhiều đào lâu năm và có tiếng bậc nhất miền Bắc. Với nhiều giống đào như đào phai, đào bích, đào nụ… đào nơi đây nổi tiếng với những cánh hoa to, đẹp, dày, sắc thắm mà không vùng nào có được.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống dưới mức báo động 2; sông Lô tại Tuyên Quang xuống mức báo động 1 và Vụ Quang sẽ xuống trên mức báo động 1; sông Cầu tiếp tục dao động ở mức đỉnh trên mức báo động 3; sông Thương tiếp tục dao động ở mức đỉnh trên mức báo động 3; sông Lục Nam sẽ biến đổi chậm ở mức báo động 3; sông Thái Bình sẽ biến đổi chậm ở trên mức báo động 3; sông Hoàng Long đang lên chậm trên mức báo động 3; sông Hồng tại Hà Nội tiếp tục xuống mức báo động 2.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội vừa ban hành Lệnh báo động lũ trên sông Hồng.
Trung tâm Dự báo khí tượng văn Quốc gia cảnh báo, lũ trên sông Thao tại Lào Cai tiếp tục xuống; tại Bảo Hà, Yên Bái tiếp tục lên duy trì ở mức trên lũ lịch sử. Lũ trên sông Lô, sông Cầu (Thái Nguyên, Bắc Ninh), sông Thương (Bắc Giang) tiếp tục lên. Lũ sông Lục Nam (Bắc Giang) xuống chậm.
Đến 15 giờ ngày 9/9, nước lũ trên sông Hồng tiếp tục dâng cao làm nhiều khu vực dân cư trên địa bàn tỉnh Lào Cai bị ngập trong nước lũ.Theo thông tin của Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh Lào Cai, lũ trên sông Hồng hiện vẫn tiếp tục tăng cao. Đến 13 giờ cùng ngày trên sông Hồng tại thành phố Lào Cai là 85,84m, trên báo động 3 là 2,34m; tại Bảo Hà là 60,73m, trên báo động 3 là 3,73m.
Hiện nước lũ trên sông Hồng tại Yên Bái đang tiếp tục lên nhanh, mực nước lúc 11 giờ ngày 9/9 là 33,87m (trên báo động 3: 1,87m). Trên sông Ngòi Thia, lũ đang xuống, mực nước lúc 11 giờ ngày 9/9 là 42,82 m (dưới báo động 1: 1,68m). Do ảnh hưởng của nước sông Hồng dâng cao trên báo động 3 đã gây ngập úng lớn, chia cắt nhiều thôn, tổ, hộ gia đình tại thành phố Yên Bái.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, mực nước trên sông Cầu tại Trạm Thủy văn Gia Bẩy lúc 1 giờ ngày 9/9 đã cao hơn mức báo động cấp III là 80 cm và có xu hướng tăng chậm. Tại hồ Núi Cốc trên sông Công đang xả lũ với lưu lượng xả 150 m3/giây. Nhiều khu vực tại tỉnh Thái Nguyên đã ngập sâu trong nước. Lực lượng chức năng đã di dời hàng trăm hộ dân ngay trong đêm.
Tại một số địa phương nguy cơ cao xảy lũ trên các sông suối và lũ quét, sạt lở đất, trong đó đặc biệt cần lưu ý các sông nhỏ ở Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hòa Bình, lũ có thể lên mức báo động 2 đến báo động 3.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ sáng sớm 31/8 đến sáng sớm 2/9, khu vực Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 40-100mm, có nơi trên 150mm, thời gian mưa tập trung vào chiều tối và tối.
Ngày 23/8, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Thái Nguyên cho biết, mực nước trên sông Cầu tại các trạm thủy văn Gia Bẩy và Chã đang lên nhanh và nguy cơ xuất hiện lũ. Cụ thể, tại trạm thủy văn Gia Bẩy vào lúc 7 giờ ngày 23/8, mực nước đạt mức 2.434cm, thấp hơn 66cm so với báo động cấp I và vẫn đang có xu thế tăng nhanh. Còn tại trạm thủy văn Chã, mực nước thấp hơn báo động cấp I là 310cm và cũng đang tăng nhanh. Tại Hồ Núi Cốc trên sông Công, mực nước đã cao hơn báo động cấp I là 63cm và đang vận hành xả lũ với lưu lượng từ 50 đến 200 m3/giây.
Ngày 24/7, Đoàn công tác của UBND tỉnh Thanh Hóa đã đi kiểm tra tình hình thiệt hại do mưa, lũ và một số điểm sạt lở ở huyện Quan Hóa. Đây là địa phương bị ảnh hưởng hoàn lưu bão số 2, có mưa to kéo dài trong nhiều ngày, mực nước các sông, suối dâng cao, gây thiệt hại lúa, hoa màu, thủy sản và gây sạt lở đất, ảnh hưởng đến nhà ở của các hộ dân. Nhiều tuyến đường giao thông liên bản bị hư hại.
Ngày 10/6, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai ban hành văn bản số 225/VPTT gửi Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Giang về việc ứng phó với lũ trên sông Lô.