Làng đào Nhật Tân và Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội được biết đến là nơi trồng nhiều đào lâu năm và có tiếng bậc nhất miền Bắc. Với nhiều giống đào như đào phai, đào bích, đào nụ… đào nơi đây nổi tiếng với những cánh hoa to, đẹp, dày, sắc thắm mà không vùng nào có được. Trận bão số 3 (Yagi) quét qua Hà Nội, nhưng hoàn lưu khiến nước sông Hồng dâng lên mức trên báo động 2, khiến vùng đào tại phường Phú Thượng, Nhật Tân thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội ngập sâu trong nước lũ nhiều ngày.
Làng đào Nhật Tân ven sông Hồng, dưới chân cầu Nhật Tân (phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội). Ảnh: An Thành Đạt
Theo ghi nhận của phóng viên Báo ảnh Dân tộc và Miền núi, đến ngày 15/9/2024, nước lũ gần như đã rút hết ở khu vực bãi sông, để lại một cảnh tượng tan hoang chưa từng thấy ở đất này. Tại làng hoa Phú Thượng, gần 90% gốc đào đã chết khô trên lớp bùn nhão. Trong khi đó, ở làng đào Nhật Tân - do ở khu vực cao hơn nên bị thiệt hại ít hơn - khoảng trên 50% số lượng cây đào không thể cứu vãn được.
Ước tính mỗi vườn đào bị thiệt hại hàng trăm triệu đồng, có những gia đình thiệt hại cả tỷ đồng sau cơn lũ lịch sử năm 2024 này. Một số ít hộ còn giữ lại được vài chục gốc đào được trồng trên bãi cao, nằm sát khu dân cư nhưng có thể cây bị chột, hoa sẽ không nhiều và màu sắc khó thắm tươi được như mọi năm.
Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân quận Tây Hồ cho biết ước tính thiệt hại do mưa lũ đối với hoa đào ở phường Nhật Tân và Phú Thượng là trên 100 ha, lên tới hàng chục ngàn gốc đào.
Nhìn vườn đào xác xơ tan hoang qua cơn lũ dữ thật xót xa cho người trồng đào và tiếc cho một cánh đồng hoa đẹp hơn thi ca, khi bước chân đến đây như lạc vào một miền cổ tích mà mỗi dịp Tết đến xuân về tấp lập kẻ bán người mua, gái trai tươi thắm cùng thưởng ngoạn những cánh hoa đào đón chào xuân mới.
Xuân này, Hà Thành sẽ khan hiếm hơn những cánh đào.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt phường Nhật Tân Tây Hồ Hà Nội, người có khoảng 300 gốc đào bị chết kho trong mưa lũ. Ảnh: An Thành ĐạtLàng đào truyền thống Phú Thượng tan hoang sau lũ. Ảnh: An Thành ĐạtNhững cây đào chết rũ vì ngâm nhiều ngày trong nước lũ ở Phú Thượng, Tây Hồ. Ảnh: An Thành ĐạtXót xa cho những gốc đào cổ có giá trị từ 8-10 triệu đồng. Ảnh: An Thành Đạt
Người dân Nhật Tân thất thần bên vườn đào xác xơ một màu tàn úa của mình. Ảnh: An Thành ĐạtCây cối đã chết khi ngâm trong nước lũ nhiều ngày vườn đào Nhật Tân. Ảnh: An Thành ĐạtNgười dân Nhật Tân tranh thủ mở những tấm nilong đợi ngày tái tạo vườn cây mới. Ảnh: An Thành ĐạtĐào phai chết rũ trong bùn non và phù sa những ngày lũ. Ảnh: An Thành ĐạtHàng ngàn gốc đào Phú Thượng chết vì bám đầy bùn đất những ngày mưa lũ. Ảnh: An Thành ĐạtChồng chị Nguyễn Thị Nguyệt vườn đào Nhật Tân đang đào những gốc đào đã chết để tiêu hủy. Ảnh: An Thành ĐạtPhú Thượng thiệt hại nặng nề vì nằm ở vùng trũng bên bờ sông Hồng. Ảnh: An Thành ĐạtNhiều người dân lo ngại rằng, dù một số cây đào cao hơn còn sót lại, nhưng sau một tuần ngâm mình trong nước, rễ cây đã bị úng, khó có thể phục hồi. Ảnh: An Thành ĐạtĐào chết rũ với bùn non. Ảnh: An Thành Đạt Làng nghề truyền thống này nổi tiếng với nhiều giống đào đa dạng như bích, phai, trắng, nụ và đặc biệt là đào thất thốn.. Ảnh: An Thành ĐạtNước rút, cành và thân cây phủ màu trắng xám.. Ảnh: An Thành ĐạtNhững ngày này, khắp khu vực Phú Thượng, Nhật Tân mùi hôi thối của xác đào chết úng. Ảnh: An Thành ĐạtMột cành đào có giá trị cả triệu đồng mà ngâm nước lũ trở thành cành củi khô. Ảnh: An Thành Đạt
Đào chết trong bùn nhão và nước phù sa. Ảnh: An Thành ĐạtLàng đào Phú Thượng bị thiệt hại nặng với hàng ngàn gốc đào. Ảnh: An Thành ĐạtCả một vườn đào mênh mông chỉ còn lại một màu tàn úa. Ảnh: An Thành ĐạtLàng đào Nhật Tân số lượng đào chết khoảng trên 50% vì có địa hình cao hơn làng đào Phú Thượng. Ảnh: An Thành ĐạtSau một tuần ngâm mình trong nước, rễ cây đã bị úng, khó có thể phục hồi. Ảnh: An Thành ĐạtMưa lũ biến vườn đào thành một núi rác. Ảnh: An Thành ĐạtVườn đào Phú Thượng và Nhật Tân đều nằm sát bên bờ sông Hồng nên thiệt hại nặng nề trong đợt lũ do bão Yagi vừa qua. Ảnh: An Thành ĐạtNgười dân Nhật Tân xót xa trước khung cảnh vườn đào của mình. Ảnh: An Thành ĐạtThu dọn vườn đào đợi tái tạo vườn mới. Ảnh: An Thành ĐạtNhững cành đào khô ở Nhật Tân được thu gom. Ảnh: An Thành ĐạtRồi đốt tiêu hủy để tránh lây lan mầm bệnh. Ảnh: An Thành ĐạtVườn đào Phú Thượng dưới chân cầu Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội). Ảnh: An Thành Đạt
Đào chết khô được gom lại rồi đốt tiêu hủy. Ảnh: An Thành ĐạtChị Nguyễn Thị Hảo ở phường Nhật Tân có khoảng 300 gốc đào bị chết trong đọt lũ này, ước tính thiệt hại khoảng 500 triệu đồng. Ảnh: An Thành ĐạtVườn đào Phú Thượng như một đám tro tàn sau mưa lũ. Ảnh: An Thành ĐạtVườn đào Nhật Tân thiệt hại ít hơn Phú Thượng vì có địa hình cao. Ảnh: An Thành Đạt
Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk đã tích cực phối hợp cùng ngành Văn hóa triển khai nhiều chương trình, giải pháp với các hoạt động đa dạng, phong phú, mang đến cho học sinh nhiều kiến thức về nét đẹp truyền thống, giúp các em biết trân trọng, giữ gìn và lan tỏa.
Hoa gạo là loài hoa nở trong dịp cuối Xuân, vào tháng Ba, thời khắc báo hiệu những ngày rét chuẩn bị đi qua, nhường chỗ cho những tia nắng hạ. Cây gạo đỏ rực một vùng trời gắn liền với khung cảnh êm đềm, từ lâu trở thành linh hồn của mỗi làng quê Bắc bộ, gắn với ký ức của những người con xa quê nhớ về nguồn cội.
Từ khoảng giữa tháng 3, hoa sơn tra (táo mèo) lại nở rộ nhuộm trắng tinh khôi những đồi núi, bản làng ở xã Ngọc Chiến (huyện Mường La, Sơn La), mời gọi bước chân du khách gần xa.
Những ngôi nhà trình tường với kiến trúc cổ truyền được coi là một nét văn hoá của người Mông ở vùng Cao nguyên đá ở Hà Giang. Theo quan niệm của họ, ngôi nhà trình tường truyền thống chính là thước đo đánh giá sự giàu có của mỗi gia đình, mỗi dòng họ, đây cũng là căn cứ để xác định đâu là người Mông cư trú lâu nhất vùng.
Hàng năm, khi đến tháng Ramadan (tháng nhịn ăn), người Hồi giáo trên toàn thế giới lại bước vào một khoảng thời gian thiêng liêng, thực hành nhịn ăn, cầu nguyện và tìm kiếm sự thanh tịnh trong tâm hồn.
Anh Dương Rạch Sanh, ngụ ở quận 5 đang giữ hơn 2.500 kỷ vật của người Hoa ở TP. HCM là người đang xác lập kỷ lục Việt Nam: "Người sở hữu bộ sưu tập kỷ vật của người Hoa ở Việt Nam trước năm 1975 có số lượng nhiều nhất". Đây là bộ sưu tập lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc và mang dấu ấn quá trình hội nhập của cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn - Chợ Lớn
Với 75 năm tuổi đời, 46 năm tuổi Đảng, ông Quàng Văn Khóa, dân tộc Thái ở bản Khoa, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La nhiều năm qua đã dành hết tâm huyết để dạy chữ và tiếng Thái cho bà con dân bản nhằm bảo tồn và giữ gìn tiếng nói và chữ viết riêng mà nhiều dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam không có.
Hà Giang, địa danh nổi tiếng với những cung đường đèo uốn lượn, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những bản làng mộc mạc nép mình bên triền đá ẩn giấu bao điều thú vị về văn hóa, cuộc sống chân thực của đồng bào dân tộc thiểu số đang ngày càng nổi tiếng trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới (theo dữ liệu tìm kiếm từ nền tảng du lịch số Agoda).
Tại quân cảng Cam Ranh, Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp với Cục Chính trị Hải quân, CLB phóng viên ảnh Hà Nội, Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Tổ quốc nơi đầu sóng” và “Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng – 70 năm hành trình giữ biển”. Đây là hoạt động nhân dịp 50 năm giải phóng Quần đảo Trường sa (29/4/1975) và 70 năm thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam (7/5/1955).
Tây Nguyên, xứ sở của những thiên sử thi đậm chất huyền thoại, vùng đất của đại ngàn xanh thẳm, nơi có những con đường uốn lượn qua những cánh rừng già, nơi những bản làng mộc mạc ẩn hiện giữa mây trời, nơi văn hóa cồng chiêng đậm đà bản sắc dân tộc hòa quyện cùng nhịp sống hiện đại luôn có sức mê hoặc lạ kỳ.
Khúc giao mùa của phố thường được bắt đầu từ những sắc hoa màu lá. Hoa sưa là sắc hoa của Hà Thành, hoa của tháng 3 trong tiết xuân đang dần qua êm đềm mà có lẽ chỉ có Hà Thành mới có và đậm đà như thế.
Mặc dù địa bàn là xã nghèo, khó khăn của huyện Bát Xát, đường xá đi lại vô cùng vất vả, nhất là vào mùa mưa nhưng bằng lòng yêu nghề, thương dân, bác sĩ Nguyễn Văn Hiệp đã không quản khó khăn, vất vả trở thành chỗ dựa tin cậy của đồng bào dân tộc địa phương mỗi khi đau ốm. bệnh tật.
Ngày 12/3/2025, tại xã biên giới Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk diễn ra Hội voi Buôn Đôn năm 2025. Đây là chuỗi hoạt động trong khuôn khổ chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025) và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.
Cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) chừng 50 km, bản Nặm Cứm, xã Ngối Cáy, huyện Mường Ảng có khoảng 1.200 cây hoa ban cổ thụ. Vào tháng 3 hàng năm, rừng ban cổ thụ ở Nặm Cứm bung nở trắng muốt khiến bản làng bừng sáng, đẹp như xứ sở mộng mơ.
Dìn Chin là xã vùng cao biên giới, đồng thời là một trong 10 xã nghèo và đặc biệt khó khăn của tỉnh Lào Cai với đường biên giới giáp Trung Quốc, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc Nùng, Mông. Được sự quan tâm chính quyền và lực lượng Công an xã cùng sự đồng lòng ủng hộ nhân dân trên địa bàn, phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đã có những bước phát triển mới.
Chiều 9/3/2025, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Cảnh vệ và Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động tổ chức nhiều màn trình diễn võ thuật, khí công cùng những tình huống giả định mô phỏng kỹ năng trấn áp tội phạm đặc sắc, mang đến cho người dân và du khách sự hứng khởi, thích thú với các màn trình diễn kỹ thuật ấn tượng, thể hiện bản lĩnh và sự tinh nhuệ điêu luyện mang đậm dấu ấn của lực lượng Công an nhân dân.
Ngày 8/3/2025, tại phố đi bộ Hồ Gươm, đã diễn ra chương trình Vinh quang Công an Nhân dân Việt Nam. Tại chương trình, các chiến sĩ đã trình diễn nhiều màn biểu diễn như biểu diễn nhạc kèn, Mô tô dẫn đoàn, kỵ binh, huấn luyện cảnh khuyển,...
Sáng 8/3, Hàng nghìn người dân thành phố Hồ Chí Minh đã cùng tham gia đồng diễn, diễu hành Áo dài tại các tuyến đường trung tâm thành phố Hồ Chí Minh trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài thành phố Hồ Chí Minh 2025.
Tối 7/3/2025, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Du lịch và Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố tổ chức khai mạc Lễ hội áo dài Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 11 năm 2025 với chủ đề “Áo dài Việt Nam – Vươn cao Việt Nam”.
Gần 3 tháng qua, tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương, các thành viên đội hình Nữ Chiến sĩ Biệt động Sài Gòn, Nữ Du kích miền Nam, Nữ Dân quân tự vệ tham gia lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Cánh đồng rong biển ở thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) đang vào thời điểm đẹp nhất trong năm. Khi thủy triều rút, rong biển xanh mướt hiện lên trên nền bãi rạn rộng hơn 500 m và kéo dài khoảng 4km, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Sáng 4/3/2025, tại Trung tâm huấn luyện Quân sự 4 Miếu Môn (Hà Nội), Bộ Quốc phòng tổ chức hợp luyện diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo.
Chiến dịch Tây Nguyên diễn ra từ ngày 4/3 đến 3/4/1975, mở đầu cho Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 của quân và dân ta, tạo nên bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh. Thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên đã tiêu diệt và làm tan rã một lực lượng lớn quân địch phòng ngự, tạo bước ngoặt quyết định, phát triển cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) được thành lập ngày 3/3/1959. Trải qua 66 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, BĐBP luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh biên giới quốc gia.
Ngày 26/02/2025, tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia, số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) và Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (VIETTEL) phối hợp tổ chức lễ phát động Giải thưởng ảnh/video “Công nghệ từ trái tim – Technology with heart” lần thứ 2.
Những ngày này, đến với bản vùng cao Lùng Cúng (huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái), người dân và du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của các loài hoa, nhất là sắc hồng của hoa đào mang đậm chất núi rừng Tây Bắc vào mỗi dịp đầu Xuân năm mới.
Y tế cơ sở ở Việt Nam được coi là nền tảng, xương sống của hệ thống y tế; đồng thời là tuyến đầu, "người gác cổng" của hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu, trực tiếp gần dân nhất; góp phần tăng khả năng tiếp cận của người dân đối với dịch vụ y tế ngay tại cơ sở, bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khỏe và giảm thấp nhất chi phí khám chữa bệnh cho người dân.