Ngày 9/5, huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước) tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc huyện Lộc Ninh đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển”. Đây là đơn vị được tỉnh Bình Phước chọn chỉ đạo tổ chức đại hội điểm cấp huyện.
Từ một chiến trường ác liệt, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, sau 50 năm đất nước thống nhất, Bình Phước đã trở thành một miền đất căng tràn sức sống, năng động và vươn mình hội nhập.
Ngày 20/3, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông (Viettel, VNPT, Mobiphone) tổ chức khánh thành công trình “Xây dựng và lắp đặt các trạm thu, phát sóng di động khu vực biên giới” tại huyện Lộc Ninh. Đây là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ XII nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Nhiều năm qua, hàng trăm hộ dân ở ấp Hưng Thịnh, xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước rất bức xúc khi phải hứng chịu lượng lớn khí thải ô nhiễm.
Việc chăn thả, nuôi nhốt trâu, bò xung quanh nơi ở là tập quán lâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Lộc Hòa (huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước). Năm 2021, từ chủ trương của Huyện ủy Lộc Ninh, chính quyền địa phương đã tập trung tuyên truyền, hỗ trợ nguồn lực, triển khai di dời chuồng trại ra xa nơi ở, khu dân cư, mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, đầu mùa mưa, người dân chăn nuôi trâu, bò tại xã Lộc Hòa đã trở lại nuôi nhốt quanh nhà như trước.
Nhiều hộ dân trồng lúa nước tại huyện biên giới Lộc Ninh (Bình Phước) đã mạnh dạn sử dụng máy móc vào phục vụ sản xuất. Qua đó, việc cơ giới hóa đã giúp nhiều hộ dân giảm sức lao động, giảm chi phí đầu tư và nâng cao hiệu quả thu nhập.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước vừa có công văn yêu cầu các đơn vị, địa phương tăng cường công tác bảo vệ, bảo tồn động vật hoang dã, nhằm bảo đảm an toàn tính mạng người dân trong trường hợp động vật hoang dã hung dữ đe dọa.
Ngày 18/4, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Phước cho biết: Từ ngày 27/3 đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều cơn mưa lớn kèm lốc xoáy khiến hàng chục ha cây trồng của người dân bị ngã đổ, hàng trăm căn nhà bị tốc mái, hư hỏng; ước thiệt hại hơn 5 tỉ đồng.
Sau hơn 3 năm, nhiều hộ dân sinh sống tại điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã có việc làm, đời sống dần ổn định.
Nhiều hộ dân trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện biên giới Lộc Ninh (Bình Phước) thường có thói quen nuôi nhốt gia súc cạnh nhà hoặc trong khu dân cư gây ảnh hưởng đến môi trường sống cũng như sức khỏe của chính người dân xung quanh.
Lộc Ninh là huyện biên giới phía Tây Bắc của tỉnh Bình Phước, tiếp giáp với Vương quốc Campuchia, có đường biên giới dài trên 100km. Ngày 7/4/1972, Lộc Ninh được hoàn toàn giải phóng, từ đó Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tiến hành xây dựng “thủ phủ”, nối liền hậu phương miền Bắc với tiền tuyến; làm nơi đứng chân của Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam và Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Cách đây 50 năm, ngày 7/4/1972, Lộc Ninh được giải phóng và trở thành thủ phủ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Lúc bấy giờ, Nhà báo Nguyễn Đức Hoằng là phóng viên mặt trận đường 13, được bổ nhiệm làm Trưởng Phân xã Thông tấn xã Giải phóng tại Lộc Ninh.
Nói đến vùng đất Lộc Ninh,Thượng tướng Trần Văn Trà – nguyên Tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam từng nói “... Đó là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ, hy sinh to lớn, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, của đồng bào Kinh, Thượng, của biết bao con người trên mọi miền đất nước đã sống và chiến đấu trên vùng đất đỏ Lộc Ninh”. Nhà thơ Tố Hữu cũng từng viết: “Lộc Ninh xinh một cụm hồng - Ai hay đất lửa, máu hồng đơm hoa”.
Ngày 12/7, UBND tỉnh Bình Phước ban hành công văn khẩn yêu cầu các đơn vị, địa phương tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp kiểm soát, phòng chống bệnh cúm gia cầm A/H5N8, đặc biệt siết chặt kiểm soát trên tuyến biên giới.
Với quyết tâm "không để ai bị bỏ lại phía sau", tỉnh Bình Phước tiếp tục tập trung mọi nguồn lực, thực hiện kế hoạch giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số trong năm 2021.
Trong ba ngày (27/12-29/12), Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Bình Phước phối hợp Trung tâm Công tác xã hội Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị hỗ trợ tổ chức chương trình “Xuân về trên biên giới” tại xã Lộc Thiện, huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước).
Việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính ở tỉnh Bình Phước thời gian qua góp phần giúp người dân thuận tiện trong thủ tục giấy tờ, giảm bớt thời gian đi lại; đồng thời nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ công chức, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính tại địa phương.
Trước tình trạng sâu bệnh trên cây điều trong thời gian vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Văn Lợi đã chỉ đạo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai kế hoạch hỗ trợ cây giống cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh.
Vườn xoài Úc của lão nông Trần Văn Thơ ở xã biên giới Lộc Hưng, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước là sản phẩm nông nghiệp sau gần 20 năm vun trồng cực nhọc, đến nay mới có thành quả. Những quả xoài to tròn, mọng ửng hồng trong cái rám nắng đầu xuân ở vùng đất đỏ Bình Phước làm chúng tôi say đắm. Cả vườn xoài 3 ha đã có khách hàng ở tận Cam Ranh (Khánh Hòa) liên hệ để thu hoạch mang đi xuất khẩu.
Ngày 13/7, tại huyện Lộc Ninh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Bình Phước và các công ty cao su trên địa bàn tỉnh đã ký kết phối hợp giai đoạn 2017-2021 và tổng kết 5 năm về tổ chức phối hợp tuần tra bảo vệ biên giới, phát quang đường tuần tra, cột mốc; tổ chức bảo vệ vườn cây, tài sản của các công ty cao su; giải quyết các vụ tranh chấp, lấn chiếm đất đai của các công ty cao su.
Đây là nơi cư trú của nhiều dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm một tỷ lệ lớn, đa số là người S'Tiêng, một số ít là người Hoa, Khmer, Nùng, Tày...