Con cháu thắp hương trên ngọn núi để cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến với gia đình
|
Theo truyền thống, lễ đắp núi thường được tổ chức tại chùa, vào đêm cuối của ngày Tết Chôl Chnăm Thmây. Trải qua thời gian, hình thức đắp núi đã có nhiều thay đổi và dần được tổ chức tại gia đình. Hình thức tổ chức lễ đắp núi lớn hay nhỏ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình.
Tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình, có gia đình tổ chức đắp núi bằng lúa gạo, có gia đình lại tổ chức đắp núi bằng cát
|
Có gia đình tổ chức đắp núi bằng lúa gạo, có gia đình lại tổ chức đắp núi bằng cát. Xong phần đắp núi, con cháu tề tựu đông đủ, bà con thỉnh chư tăng làm lễ hồi hướng phước báu cho ông bà quá cố, cầu phúc cho những người còn sống được mạnh khỏe, hạnh phúc…
Theo truyền thống, lễ đắp núi thường được tổ chức tại chùa |
Lễ đắp núi thể hiện đạo lý “cây có cội, nước có nguồn”, mang tính nhân văn sâu sắc của người Khmer. Đây cũng là dịp để gia đình sum họp, thắt chặt tình đoàn kết, giúp đỡ nhau trong dòng tộc, phum sóc.
Trong văn hóa Khmer, việc đắp núi còn nhằm cầu siêu cho những người đã khuất
|