Theo quan niệm của người M’nông, nhau rốn của đứa trẻ là những vật quan trọng, phải được gìn giữ cẩn thận không để mất mát, hư hỏng. Bởi thế, lễ cắt nhau rốn được tiến hành rất sớm, ngay sau khi đứa trẻ ra đời. Khi người mẹ sinh con ra, người cha đứa trẻ phải có trách nhiệm nhặt lấy cái nhau và đoạn rốn của đứa trẻ, dùng cật nứa cắt bỏ vào một cái vỏ bầu khô đã được làm sẵn hoặc một ống tre mang vào rừng, treo trên một cành cây to.
Dao cắt và trái bầu đựng rốn trẻ em mới sinh của dân tộc M’nông |
Cây được chọn để treo nhau rốn là cây chung của cả bon, dân làng ai ai cũng biết. Nhà nào mới sinh con, đều treo nhau rốn của đứa trẻ lên cây đó. Ai phạm vào cây treo nhau rốn của làng, phải cúng một Yăng rượu, một con heo. Ai chặt phá hoặc đốt cháy cây đó, phải cúng một Yăng rượu Rlung và một con trâu đực trưởng thành. Nếu như người hoặc những con vật như trâu, voi,… của bon khác đến phá cây treo rốn trẻ em của bon thì phải làm lễ cúng tạ lỗi với mọi người trong bon và lễ vật bồi thường là bộ chiêng, vò rượu quý có giá trị.
Người M’nông quan niệm, muốn cho trẻ con được khỏe mạnh, bình an vô sự, có ba thứ trong suốt đời đứa trẻ mà người ta không được phạm tới, làm hư hỏng hoặc làm mất mát. Đó là, treo nhau rốn của đứa trẻ, con dao cắt rốn của đứa trẻ và xâu cườm đỏ dùng để cúng trong lễ mở mắt cho đứa trẻ.
Ngày nay, các tập tục truyền thống và nghi lễ cắt rốn ở trẻ em không còn diễn ra phổ biến như trước nữa nhưng lễ cắt rốn ở trẻ em vẫn còn in đậm trong tâm thức của mỗi gia đình, dòng họ, bon. Đặc biệt, đánh dấu cho sự tồn tại và phát triển của đứa trẻ gắn liền với một số nghi lễ truyền thống tiếp theo…
Người M’nông quan niệm, muốn cho trẻ con được khỏe mạnh, bình an vô sự, có ba thứ trong suốt đời đứa trẻ mà người ta không được phạm tới, làm hư hỏng hoặc làm mất mát. Đó là, treo nhau rốn của đứa trẻ, con dao cắt rốn của đứa trẻ và xâu cườm đỏ dùng để cúng trong lễ mở mắt cho đứa trẻ.
Ngày nay, các tập tục truyền thống và nghi lễ cắt rốn ở trẻ em không còn diễn ra phổ biến như trước nữa nhưng lễ cắt rốn ở trẻ em vẫn còn in đậm trong tâm thức của mỗi gia đình, dòng họ, bon. Đặc biệt, đánh dấu cho sự tồn tại và phát triển của đứa trẻ gắn liền với một số nghi lễ truyền thống tiếp theo…
TTXVN