Ông Trương cho biết, ông quê gốc ở Quảng Nam, chưa học hết tiểu học ông phải theo bố mẹ đi khắp nơi để làm kinh tế, cuộc sống vất vả, nhiều lúc phải ăn khoai sắn thay cơm và không có tiền đi học nghề. Thợ hồ hay thợ cơ khí mà hiện tại tôi đang làm là do tôi nhìn người ta, rồi bắt chước theo, có khi chỉ nhìn trên ti vi, lướt qua trong các bản tin thời sự là tôi cũng có thể làm lại được, ông Trương nói .
Từ những năm 80 của thế kỉ XX, nhận thấy nông dân trong xã trồng nhiều mía nhưng không có nơi tiêu thụ, ông Trương đến các xưởng cơ khí trong huyện để xem các mẫu sản phẩm máy ép. Khi đã định hình cơ bản về chiếc máy, ông tiếp tục tìm mua các loại vật liệu cũ để lắp ráp. Sau khoảng 2 năm, chiếc máy ép mía cho ra đường, chạy bằng động cơ dầu diesel ra đời. "Sản phẩm đó không chỉ giúp nông dân có đường để ăn mà còn góp phần hỗ trợ tiêu thụ mía cây trong thời điểm được mùa mất giá", ông Nguyễn Văn Yên, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam An Nam cho biết.
Tiếp tục hành trình sáng tạo của mình, năm 2000 lão nông họ Lưu đã cho cải tiến máy cắt cỏ thành máy vừa cày xới đất vừa cắt cỏ, giúp tăng hiệu quả làm việc và giảm sức người. Theo ông Trương, nếu sức người vừa xới đất vừa làm cỏ một sào ruộng thì mất hai đến ba ngày, còn làm bằng máy chỉ mất một ngày.
Đặc biệt, sản phẩm cối xay đậu và bộng ép dầu phộng bằng thủy lực vừa đạt giải Ba tại Hội thi Khoa học – Kỹ thuật của tỉnh được ông Trương tìm tòi, sáng tạo từ năm 2015. Theo ông, nếu cối xay đậu phộng hiện có trên thị trường sử dụng động cơ 10.000 W thì cối xay cải tiến của ông chỉ sử dụng động cơ có công suất 5.000 W và xay nát hoàn toàn 100kg đậu phộng trong vòng 1 giờ, tăng gần gấp đôi máy đang bán trên thị trường vào thời điểm đó. “Cối xay này, không chỉ xay được đậu phộng mà nó còn xay được tất cả các loại ngũ cốc. Ví dụ, khi xay đậu nành, hạt nhỏ, tôi chỉ cần thay tấm lưới lọc, có đường kính như que tăm là bột sẽ mịn màng”, chỉ vào cấu tạo từng bộ phận trên máy, ông Trương hào hứng cho hay.
Cũng theo ông Trương, người Quảng Nam quê ông xưa nay quen dùng dầu đậu phộng và luôn tự mình làm bằng tay hoàn toàn ở mọi khâu. Việc lao động này đòi hỏi người làm có sức khỏe vì phải trải qua rất nhiều công đoạn. Thế nhưng, lượng dầu ép ra vẫn không kiệt, ít nhất 1/3 dầu vẫn còn nằm trong bã đậu. Từ đó, ông có ý tưởng làm máy ép dầu phộng. Sau 1 năm, ông đã tạo ra chiếc máy ép dầu phộng bằng tay với các vật liệu cũ hoàn toàn và có khả năng ép tối đa 60 lít dầu/ngày. Với kết quả trên, ông Trương trở thành người đầu tiên trong vùng ép đậu cho ra lượng dầu nhiều nhất.
Tiếp tục, năm 2015, tận dụng các vật liệu cũ giá rẻ, ông cải tiến máy ép cũ, nâng cấp bộ phận bộng ép dầu phộng bằng tay thành hệ thống hoạt động bằng thủy lực. Bộng ép dầu phộng được ông Trương cải tiến với ống thép dày hơn, nhiều lỗ khoan. Đặc biệt, giá đỡ được làm bằng khung sắt chịu lực có đầu dưới hàn kín, giúp chịu được lực mạnh khi ép dầu. Máy cải tiến được vận hành thông qua trục truyền động nối với động cơ là máy D8 hoặc các động cơ điện công suất từ 3.500W trở lên, cho năng suất 10 lít dầu/40 phút/lần.
Cùng với các sản phẩm trên, ông Trương còn sáng chế ra nhiều chiếc máy có chức năng khác nhau, tạo thành một hệ thống ép dầu đậu phộng liên hoàn, từ xát vỏ, lọc hạt, xay thành bột, hấp chín bột đến ép dầu. Hệ thống khá gọn nhẹ, dễ lắp đặt, sử dụng và sửa chữa với tổng chi phí hoàn chỉnh 28 triệu đồng. Đến nay, ông Trương đã lắp đặt được 3 chiếc máy ép dầu phộng để bán cho người dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và 1 chiếc ở tỉnh Ninh Thuận. Ông cho biết, với hai lao động vận hành máy sẽ cho ra thành phẩm tối đa 150 lít dầu, cùng 350kg bã đậu phộng; trung bình cứ 3kg đậu phộng khô cho 1 lít dầu. Hiện nay, ngoài tự ép dầu đậu phộng bán với giá 100.000 đồng/lít, ông còn nhận ép dầu thuê với giá 12.000 đồng/lít. “Thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 âm lịch là mùa cao điểm. Trong mùa, trừ chi phí gia đình tôi thu khoảng 1,5 triệu đồng/ngày”, ông Trương tính toán.
Ông Nguyễn Văn Yên, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam An Nam nhấn mạnh: Ông Lưu Quang Trương là một hội viên tích cực tham gia hưởng ứng các phong trào thi đua khoa học, nhất là các loại máy móc phục vụ nông nghiệp. Việc ông chế tạo các loại máy móc đã giúp giải phóng được sức lao động để người dân tăng cường sản xuất, kinh doanh nhiều ngành nghề; đồng thời tạo điều kiện cho việc chuyển đổi cây trồng từ cây mía sang cây đậu để tăng thu nhập địa phương. “Những máy móc do ông Trương chế tạo không những không gây ô nhiễm môi trường mà còn góp phần cải tạo đất đai của địa phương. Cụ thể như máy làm dầu phộng đã hỗ trợ được thức ăn cho chăn nuôi, làm phân bón. Trong thời gian này, Hội Nông dân xã đang làm hồ sơ để đưa cối xay đậu và bộng ép dầu phộng bằng thủy lực của ông Lưu Quang Trương đi dự thi toàn quốc”, ông Yên chia sẻ.
Ông Lưu Quang Trương cải tiến thành công cối xay đậu và bộng ép dầu lạc bằng thủy lực. Ảnh: khanhhoa.gov.vn |
Từ những năm 80 của thế kỉ XX, nhận thấy nông dân trong xã trồng nhiều mía nhưng không có nơi tiêu thụ, ông Trương đến các xưởng cơ khí trong huyện để xem các mẫu sản phẩm máy ép. Khi đã định hình cơ bản về chiếc máy, ông tiếp tục tìm mua các loại vật liệu cũ để lắp ráp. Sau khoảng 2 năm, chiếc máy ép mía cho ra đường, chạy bằng động cơ dầu diesel ra đời. "Sản phẩm đó không chỉ giúp nông dân có đường để ăn mà còn góp phần hỗ trợ tiêu thụ mía cây trong thời điểm được mùa mất giá", ông Nguyễn Văn Yên, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam An Nam cho biết.
Tiếp tục hành trình sáng tạo của mình, năm 2000 lão nông họ Lưu đã cho cải tiến máy cắt cỏ thành máy vừa cày xới đất vừa cắt cỏ, giúp tăng hiệu quả làm việc và giảm sức người. Theo ông Trương, nếu sức người vừa xới đất vừa làm cỏ một sào ruộng thì mất hai đến ba ngày, còn làm bằng máy chỉ mất một ngày.
Đặc biệt, sản phẩm cối xay đậu và bộng ép dầu phộng bằng thủy lực vừa đạt giải Ba tại Hội thi Khoa học – Kỹ thuật của tỉnh được ông Trương tìm tòi, sáng tạo từ năm 2015. Theo ông, nếu cối xay đậu phộng hiện có trên thị trường sử dụng động cơ 10.000 W thì cối xay cải tiến của ông chỉ sử dụng động cơ có công suất 5.000 W và xay nát hoàn toàn 100kg đậu phộng trong vòng 1 giờ, tăng gần gấp đôi máy đang bán trên thị trường vào thời điểm đó. “Cối xay này, không chỉ xay được đậu phộng mà nó còn xay được tất cả các loại ngũ cốc. Ví dụ, khi xay đậu nành, hạt nhỏ, tôi chỉ cần thay tấm lưới lọc, có đường kính như que tăm là bột sẽ mịn màng”, chỉ vào cấu tạo từng bộ phận trên máy, ông Trương hào hứng cho hay.
Cũng theo ông Trương, người Quảng Nam quê ông xưa nay quen dùng dầu đậu phộng và luôn tự mình làm bằng tay hoàn toàn ở mọi khâu. Việc lao động này đòi hỏi người làm có sức khỏe vì phải trải qua rất nhiều công đoạn. Thế nhưng, lượng dầu ép ra vẫn không kiệt, ít nhất 1/3 dầu vẫn còn nằm trong bã đậu. Từ đó, ông có ý tưởng làm máy ép dầu phộng. Sau 1 năm, ông đã tạo ra chiếc máy ép dầu phộng bằng tay với các vật liệu cũ hoàn toàn và có khả năng ép tối đa 60 lít dầu/ngày. Với kết quả trên, ông Trương trở thành người đầu tiên trong vùng ép đậu cho ra lượng dầu nhiều nhất.
Tiếp tục, năm 2015, tận dụng các vật liệu cũ giá rẻ, ông cải tiến máy ép cũ, nâng cấp bộ phận bộng ép dầu phộng bằng tay thành hệ thống hoạt động bằng thủy lực. Bộng ép dầu phộng được ông Trương cải tiến với ống thép dày hơn, nhiều lỗ khoan. Đặc biệt, giá đỡ được làm bằng khung sắt chịu lực có đầu dưới hàn kín, giúp chịu được lực mạnh khi ép dầu. Máy cải tiến được vận hành thông qua trục truyền động nối với động cơ là máy D8 hoặc các động cơ điện công suất từ 3.500W trở lên, cho năng suất 10 lít dầu/40 phút/lần.
Cùng với các sản phẩm trên, ông Trương còn sáng chế ra nhiều chiếc máy có chức năng khác nhau, tạo thành một hệ thống ép dầu đậu phộng liên hoàn, từ xát vỏ, lọc hạt, xay thành bột, hấp chín bột đến ép dầu. Hệ thống khá gọn nhẹ, dễ lắp đặt, sử dụng và sửa chữa với tổng chi phí hoàn chỉnh 28 triệu đồng. Đến nay, ông Trương đã lắp đặt được 3 chiếc máy ép dầu phộng để bán cho người dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và 1 chiếc ở tỉnh Ninh Thuận. Ông cho biết, với hai lao động vận hành máy sẽ cho ra thành phẩm tối đa 150 lít dầu, cùng 350kg bã đậu phộng; trung bình cứ 3kg đậu phộng khô cho 1 lít dầu. Hiện nay, ngoài tự ép dầu đậu phộng bán với giá 100.000 đồng/lít, ông còn nhận ép dầu thuê với giá 12.000 đồng/lít. “Thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 âm lịch là mùa cao điểm. Trong mùa, trừ chi phí gia đình tôi thu khoảng 1,5 triệu đồng/ngày”, ông Trương tính toán.
Ông Nguyễn Văn Yên, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam An Nam nhấn mạnh: Ông Lưu Quang Trương là một hội viên tích cực tham gia hưởng ứng các phong trào thi đua khoa học, nhất là các loại máy móc phục vụ nông nghiệp. Việc ông chế tạo các loại máy móc đã giúp giải phóng được sức lao động để người dân tăng cường sản xuất, kinh doanh nhiều ngành nghề; đồng thời tạo điều kiện cho việc chuyển đổi cây trồng từ cây mía sang cây đậu để tăng thu nhập địa phương. “Những máy móc do ông Trương chế tạo không những không gây ô nhiễm môi trường mà còn góp phần cải tạo đất đai của địa phương. Cụ thể như máy làm dầu phộng đã hỗ trợ được thức ăn cho chăn nuôi, làm phân bón. Trong thời gian này, Hội Nông dân xã đang làm hồ sơ để đưa cối xay đậu và bộng ép dầu phộng bằng thủy lực của ông Lưu Quang Trương đi dự thi toàn quốc”, ông Yên chia sẻ.
Phan Sáu