Thời điểm này, tại nhiều địa phương của huyện Bát Xát, những chân ruộng vụ Đông xuống giống sớm đã lên xanh tốt. Nét mới vụ Đông năm nay của huyện Bát Xát chính là giảm diện tích trồng cây rau ăn lá, tăng diện tích trồng các loại rau, củ, quả chất lượng cao.
Vụ Đông 2018, xã Quang Kim - địa phương có diện tích trồng cây vụ đông lớn nhất của huyện Bát Xát đã mạnh dạn đưa cây măng tây vào trồng thử nghiệm trên diện tích gần 2 ha với sự tham gia của Hợp tác xã Song Kim và 2 hộ dân tại thôn Làng Kim. Cây măng tây xanh là sản phẩm rau sạch, nên yêu cầu đặt ra là người trồng phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, nhất là trong chăm sóc chỉ được sử dụng phân vi sinh, phân chùn quế bón cho cây và phải có phương án phòng ngừa sâu bệnh hợp lý.
Sau hơn 4 tháng trồng, đến nay cây măng tây xanh bắt đầu thu hoạch. Theo giá thị trường ở thời điểm hiện tại, 1kg măng tây có giá 100-110 nghìn đồng. Ưu điểm lớn nhất của măng tây xanh là một lần trồng có thể cho thu hoạch trên 10 năm và thời gian càng lâu thì năng suất càng tăng.
Theo ông Trần Văn Ngọc, Chủ tịch UBND xã Quang Kim, trồng măng tây xanh so với lúa, ngô, khoai… cho thu nhập cao gấp nhiều lần. Tuy nhiên, đầu tư ban đầu không nhỏ, đặc biệt, phải nắm chắc kỹ thuật mới cho hiệu quả tốt. Giá trị kinh tế thu được trên một diện tích canh tác cao, sản phẩm làm ra có thị trường ổn định.
Chị Tẩn Thị Thủy, HTX Song Kim xã Quang Kim cho biết: “Dù là cây trồng mới đang được trồng thử nghiệm trên đồng đất xã Quang Kim nhưng qua theo dõi chúng tôi thấy đây là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, hiện đang cho thu hoạch ổn định”.
Vụ Đông năm 2018, xã Quang Kim có kế hoạch trồng 205 ha cây màu các loại; trong đó, ngoài rau là cây trồng chủ lực với diện tích 100 ha, các cây trồng khác như khoai lang Nhật: 35 ha, ngô hơn 40 ha, tỏi 2ha cũng đang được mở rộng diện tích..... Ngoài ra, vụ Đông này xã Quang Kim đã mạnh dạn trồng thử trong nhà lưới 0,1 ha cà chua và 0,2 ha cây dưa vàng. Mọi năm giống dưa này chỉ trồng được 2 vụ là vụ Xuân và vụ Hè, vì thời điểm vụ Đông thời tiết khá lạnh dưa không thể phát triển được. Tuy nhiên, với quy trình chăm sóc nghiêm ngặt cây có dấu hiệu sinh trưởng, phát triển tốt và có thể trồng được quanh năm trên đồng đất Quang Kim.
Tính đến thời điểm hiện tại, toàn xã đã trồng được gần 80% diện tích hoa màu các loại, làm đất được trên 90% diện tích.
Ngoài măng tây và các cây trồng quen thuộc khác, tỏi là cây trồng đang được Quang Kim và các xã Sàng Ma Sáo, Mường Hum, Pa Cheo, Cốc Mỳ xây dựng mô hình sản xuất tập trung với quy mô 50 ha... Trong đó, năm 2018 là năm thứ 2 xã Sàng Ma Sáo đưa cây tỏi vào trồng vụ Đông trên chân ruộng 1 vụ với diện tích lên tới 8 ha.
Qua vụ sản xuất 2017, cây tỏi được đánh giá là phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương với năng suất đạt 22 tạ/sào; trừ chi phí, mỗi ha cho thu trên 100 triệu đồng. Từ hiệu quả mà cây trồng này mang lại, vụ Đông năm nay, xã đã vận động bà con đăng ký trồng 33 ha và tin tưởng rằng, loại cây trồng mới này sẽ trở thành cây xóa đói, giảm nghèo cho người dân.
Tại các xã vùng cao như Y Tý, Sàng Ma Sáo, A Lù… kế hoạch sản xuất vụ đông được nông dân triển khai ngay từ cuối tháng 9, đầu tháng 10 Dương lịch. Để tăng diện tích cây củ quả chất lượng cao trên địa bàn huyện Bát Xát, người dân các xã A Mú Sung, Bản Qua, Bản Vược trồng 20 ha ớt. Tại xã Mường Vi, ngoài diện tích rau màu, cây nghệ và cây gừng gió, nông dân đã xuống giống trồng cây khoai tây - loại cây đã được bà con trồng ở nhiều vụ trước đây trên đồng đất của địa phương.
Điểm nổi bật nữa trong sản xuất vụ Đông này, các vùng sản xuất rau hàng hoá của Bát Xát tiếp tục được chỉ đạo hướng tới mục tiêu sản xuất rau an toàn, đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch của thị trường, dần tiến tới mục tiêu xây dựng vùng rau an toàn, mang tính bền vững. Cụ thể, tại xã Bản Qua, gần 80 ha rau màu vụ Đông; trong đó chiếm phần lớn là diện tích dưa chuột đã được chính quyền địa phương khuyến cáo các hộ dân tiến hành sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
Năm nay, huyện Bát Xát phấn đấu gieo trồng 1.800 ha cây vụ Đông. Để đảm bảo mục tiêu đề ra, huyện đã xây dựng kế hoạch sản xuất vụ Đông ngay từ sớm để các địa phương có phương án cụ thể và bố trí cơ cấu giống cây trồng phù hợp, đồng thời chủ động quỹ đất trồng, nhất là các loại cây ưa lạnh. Các xã, thị trấn vận động người dân nạo vét kênh, mương, khơi thông dòng chảy; kiểm tra, tu sửa các trạm bơm theo kế hoạch để bảo đảm điều tiết nước tưới phục vụ sản xuất vụ Đông.
Cùng với đó, các cơ quan chuyên môn của huyện tập trung chỉ đạo, hướng dẫn người dân kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch. Đặc biệt, huyện chỉ đạo các xã cử cán bộ phụ trách nông - lâm nghiệp và khuyến nông viên thường xuyên bám sát đồng ruộng để hướng dẫn người dân biện pháp chăm sóc, bón phân cân đối sao cho cây trồng phát triển tốt, năng suất cao, đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất rau xanh, từ đó nâng cao hệ số sử dụng đất và thu nhập của người dân, góp phần xây dựng thành công các cánh đồng trên 100 triệu đồng/ha.
Vụ Đông 2018, xã Quang Kim - địa phương có diện tích trồng cây vụ đông lớn nhất của huyện Bát Xát đã mạnh dạn đưa cây măng tây vào trồng thử nghiệm trên diện tích gần 2 ha với sự tham gia của Hợp tác xã Song Kim và 2 hộ dân tại thôn Làng Kim. Cây măng tây xanh là sản phẩm rau sạch, nên yêu cầu đặt ra là người trồng phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, nhất là trong chăm sóc chỉ được sử dụng phân vi sinh, phân chùn quế bón cho cây và phải có phương án phòng ngừa sâu bệnh hợp lý.
Sau hơn 4 tháng trồng, đến nay cây măng tây xanh bắt đầu thu hoạch. Theo giá thị trường ở thời điểm hiện tại, 1kg măng tây có giá 100-110 nghìn đồng. Ưu điểm lớn nhất của măng tây xanh là một lần trồng có thể cho thu hoạch trên 10 năm và thời gian càng lâu thì năng suất càng tăng.
Theo ông Trần Văn Ngọc, Chủ tịch UBND xã Quang Kim, trồng măng tây xanh so với lúa, ngô, khoai… cho thu nhập cao gấp nhiều lần. Tuy nhiên, đầu tư ban đầu không nhỏ, đặc biệt, phải nắm chắc kỹ thuật mới cho hiệu quả tốt. Giá trị kinh tế thu được trên một diện tích canh tác cao, sản phẩm làm ra có thị trường ổn định.
Người dân xã Quang Kim (Bát Xát) thu hoạch rau vụ đông. Ảnh: baolaocai.vn |
Chị Tẩn Thị Thủy, HTX Song Kim xã Quang Kim cho biết: “Dù là cây trồng mới đang được trồng thử nghiệm trên đồng đất xã Quang Kim nhưng qua theo dõi chúng tôi thấy đây là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, hiện đang cho thu hoạch ổn định”.
Vụ Đông năm 2018, xã Quang Kim có kế hoạch trồng 205 ha cây màu các loại; trong đó, ngoài rau là cây trồng chủ lực với diện tích 100 ha, các cây trồng khác như khoai lang Nhật: 35 ha, ngô hơn 40 ha, tỏi 2ha cũng đang được mở rộng diện tích..... Ngoài ra, vụ Đông này xã Quang Kim đã mạnh dạn trồng thử trong nhà lưới 0,1 ha cà chua và 0,2 ha cây dưa vàng. Mọi năm giống dưa này chỉ trồng được 2 vụ là vụ Xuân và vụ Hè, vì thời điểm vụ Đông thời tiết khá lạnh dưa không thể phát triển được. Tuy nhiên, với quy trình chăm sóc nghiêm ngặt cây có dấu hiệu sinh trưởng, phát triển tốt và có thể trồng được quanh năm trên đồng đất Quang Kim.
Tính đến thời điểm hiện tại, toàn xã đã trồng được gần 80% diện tích hoa màu các loại, làm đất được trên 90% diện tích.
Ngoài măng tây và các cây trồng quen thuộc khác, tỏi là cây trồng đang được Quang Kim và các xã Sàng Ma Sáo, Mường Hum, Pa Cheo, Cốc Mỳ xây dựng mô hình sản xuất tập trung với quy mô 50 ha... Trong đó, năm 2018 là năm thứ 2 xã Sàng Ma Sáo đưa cây tỏi vào trồng vụ Đông trên chân ruộng 1 vụ với diện tích lên tới 8 ha.
Qua vụ sản xuất 2017, cây tỏi được đánh giá là phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương với năng suất đạt 22 tạ/sào; trừ chi phí, mỗi ha cho thu trên 100 triệu đồng. Từ hiệu quả mà cây trồng này mang lại, vụ Đông năm nay, xã đã vận động bà con đăng ký trồng 33 ha và tin tưởng rằng, loại cây trồng mới này sẽ trở thành cây xóa đói, giảm nghèo cho người dân.
Tại các xã vùng cao như Y Tý, Sàng Ma Sáo, A Lù… kế hoạch sản xuất vụ đông được nông dân triển khai ngay từ cuối tháng 9, đầu tháng 10 Dương lịch. Để tăng diện tích cây củ quả chất lượng cao trên địa bàn huyện Bát Xát, người dân các xã A Mú Sung, Bản Qua, Bản Vược trồng 20 ha ớt. Tại xã Mường Vi, ngoài diện tích rau màu, cây nghệ và cây gừng gió, nông dân đã xuống giống trồng cây khoai tây - loại cây đã được bà con trồng ở nhiều vụ trước đây trên đồng đất của địa phương.
Điểm nổi bật nữa trong sản xuất vụ Đông này, các vùng sản xuất rau hàng hoá của Bát Xát tiếp tục được chỉ đạo hướng tới mục tiêu sản xuất rau an toàn, đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch của thị trường, dần tiến tới mục tiêu xây dựng vùng rau an toàn, mang tính bền vững. Cụ thể, tại xã Bản Qua, gần 80 ha rau màu vụ Đông; trong đó chiếm phần lớn là diện tích dưa chuột đã được chính quyền địa phương khuyến cáo các hộ dân tiến hành sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
Năm nay, huyện Bát Xát phấn đấu gieo trồng 1.800 ha cây vụ Đông. Để đảm bảo mục tiêu đề ra, huyện đã xây dựng kế hoạch sản xuất vụ Đông ngay từ sớm để các địa phương có phương án cụ thể và bố trí cơ cấu giống cây trồng phù hợp, đồng thời chủ động quỹ đất trồng, nhất là các loại cây ưa lạnh. Các xã, thị trấn vận động người dân nạo vét kênh, mương, khơi thông dòng chảy; kiểm tra, tu sửa các trạm bơm theo kế hoạch để bảo đảm điều tiết nước tưới phục vụ sản xuất vụ Đông.
Cùng với đó, các cơ quan chuyên môn của huyện tập trung chỉ đạo, hướng dẫn người dân kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch. Đặc biệt, huyện chỉ đạo các xã cử cán bộ phụ trách nông - lâm nghiệp và khuyến nông viên thường xuyên bám sát đồng ruộng để hướng dẫn người dân biện pháp chăm sóc, bón phân cân đối sao cho cây trồng phát triển tốt, năng suất cao, đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất rau xanh, từ đó nâng cao hệ số sử dụng đất và thu nhập của người dân, góp phần xây dựng thành công các cánh đồng trên 100 triệu đồng/ha.
Hương Thu