Là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, Kon Tum hiện có khoảng 11.000 ha cây trồng hàng năm, cùng hàng trăm ha diện tích cây công nghiệp. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất sẽ là chìa khóa mở ra thành công cho người nông dân; trong đó, đưa các giống cây trồng mới cho năng suất, chất lượng cao được xem là “hạt nhân”. Những năm qua, ngành nông nghiệp và người nông dân tại Kon Tum không ngừng đưa các giống mới vào sản xuất, mang lại năng suất, chất lượng và giá trị ngày càng tăng cao.
Những năm gần đây, nhiều nông dân tại tỉnh Đắk Lắk chuyển đổi một số diện tích hồ tiêu bị sâu bệnh, cà phê già cỗi để trồng cây sachi; bước đầu, cây trồng mới đã đem lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, tỉnh Đắk Lắk khuyến cáo người dân không nên mở rộng diện tích ồ ạt, trách tác động xấu đến thị trường tiêu thụ, gây thiệt hại cho người trồng.
Vụ Đông năm 2018, toàn tỉnh Lào Cai gieo trồng 10.000 ha cây trồng các loại. Hướng tới một nền nông nghiệp đa dạng, có khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập, các địa phương trong tỉnh Lào Cai nói chung và nông dân huyện Bát Xát nói riêng đang thực hiện thành công nhiều mô hình sản xuất vụ Đông và chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý cho mức thu nhập kinh tế cao, thường xuyên đạt từ 80 – 83 tỷ đồng/vụ trong những năm gần đây.
Nằm bên hồ Lắk thơ mộng với rừng già bao quanh và bầu không khí trong lành, buôn Jun thuộc thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk (Đắk Lắk) mang vẻ đẹp nguyên sơ của một buôn làng Tây Nguyên.