Lan tỏa văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên

Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, tỉnh Kon Tum đã đạt được một số thành tựu quan trọng, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

vna_potal_kon_tum_an_tuong_chuong_trinh_nghe_thuat_“dak_ha_ngay_mua”_7262309.jpg
Trình diễn văn hóa truyền thống của người Tây Nguyên. Ảnh: TTXVN

Kết quả đáng ghi nhận

Nằm ở phía Bắc của khu vực Tây Nguyên, tỉnh Kon Tum có dân số khoảng 590.000 người với 43 dân tộc; trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 54%.

10 năm qua, Tỉnh ủy Kon Tum đã xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW và các chủ trương của Đảng về công tác xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Trên cơ sở đó, các cấp, các ngành đã phổ biến, quán triệt, cụ thể hóa và triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng.

Đến cuối năm 2023, toàn tỉnh có hơn 122.000 hộ gia đình văn hóa, đạt 87%; có 723/756 khu dân cư văn hóa, đạt 95%; 957/980 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa giai đoạn 2023 - 2027, đạt 97,65%. Toàn tỉnh đã xây dựng được 1.276 mô hình hay, cách làm hiệu quả trong học tập và làm theo gương Bác Hồ vĩ đại; có 49/85 xã đạt chuẩn 19/19 tiêu chí xã nông thôn mới, trong đó có 44 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Đối với công tác phát triển văn hóa, đến nay, toàn tỉnh Kon Tum có 27 di tích được xếp hạng và 29 di tích nằm trong danh mục được kiểm kê. Ngoài không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, tỉnh cũng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận 3 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia là Sử thi dân tộc Ba Na - Rơ Ngao (2015); Lễ Et Đông (Tết ăn con dúi 2021); nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Ba Na (2023).

vna_potal_kon_tum_le_nuoc_giot_cua_nguoi_ro_ngao_082954332_5214830.jpg
Những người phụ nữ trong trang phục truyền thống múa xoang tại Lễ cúng Nước giọt của người Rơ Ngao . Ảnh: Khoa Chương – TTXVN

Đến cuối năm 2023, toàn tỉnh Kon Tum có gần 2.400 bộ cồng chiêng, trong đó 358 bộ của tập thể, 2.034 bộ của cá nhân; tăng 178 bộ so với năm 2020; có 437/503 làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh có nhà Rông. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã phục dựng được 22 nghi lễ - lễ hội tiêu biểu của các dân tộc thiểu số như: Lễ hội mừng lúa mới, Lễ hội ăn trâu, mừng nhà rông mới, lễ hội Cưới truyền thống của các dân tộc Bahnar, Giẻ Triêng, Xơ Đăng, B’Râu; Lễ hội bỏ mả, mừng lúa mới của dân tộc Rơ Măm, Sa Thầy… Qua đó góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

“Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về vị trí, ý nghĩa, vai trò của việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong tình hình mới đã có nhiều chuyển biến tích cực; đã xây dựng và đưa các phong trào thi đua về văn hóa lan tỏa rộng khắp, được nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia”, Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum U Huấn khẳng định.

Xã hội hóa đầu tư cho văn hóa

Dù đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, song Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum U Huấn cho rằng, việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW trên địa bàn tỉnh còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Đơn cử như việc đầu tư thiết chế văn hóa, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ phát triển văn hóa còn khó khăn; việc xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao, văn học - nghệ thuật trên địa bàn tỉnh còn hạn chế; các sản phẩm văn hóa phục vụ cho du lịch, dịch vụ chưa phong phú, đa dạng; hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế, quảng bá bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh chưa thường xuyên.

Phân tích những tồn tại, hạn chế này, ông Phan Văn Hoàng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho rằng, hiện nay, nguồn kinh phí đầu tư cho các hoạt động bảo tồn, phục hồi và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số nói chung, các di tích lịch sử - văn hóa còn hạn chế, trong khi công tác xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, nhất là trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc thiểu số gần như không có.

Bên cạnh đó, sự tác động mạnh mẽ của văn hóa hiện đại, nhất là về âm nhạc đương đại, truyền thanh, truyền hình, khoa học - công nghệ và mạng lưới thông tin... ảnh hưởng lớn đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian các dân tộc thiểu số.

Ông Thái Văn Tưởng, Bí thư Huyện ủy Đăk Glei cũng phân tích, nguồn ngân sách của huyện phục vụ cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống còn khó khăn. Từ năm 2022 đến nay, nguồn ngân sách cấp huyện chỉ bố trí 90 triệu đồng để mở các lớp dạy kỹ năng diễn tấu cồng chiêng, múa xoang, chưa đảm bảo kinh phí để hỗ trợ cồng chiêng cho các thôn, làng chưa có cồng chiêng. Năm 2024, huyện bố trí 255 triệu đồng để trang bị 5 bộ cồng chiêng, trống cho 5 thôn đồng bào dân tộc thiểu số chưa có cồng chiêng.

vna_potal_niem_vui_cua_det_tho_truyen_thong_dan_toc_bahnar_6620154.jpg
Nghệ nhân Y Thúy, thôn Đak KRăk, xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum là một trong những nghệ nhân dệt thổ cẩm “gạo cội” tại Kon Tum. Ảnh: Dư Toán – TTXVN

Ông Đào Duy Khánh, Bí thư Huyện ủy Kon Plông trăn trở, thời gian qua, trước tác động của mặt trái của nền kinh tế thị trường cùng sự phát triển nhanh của khoa học, kỹ thuật và Internet làm gia tăng sự du nhập văn hóa bên ngoài thiếu lành mạnh, khiến văn hóa các dân tộc thiểu số bản địa trên địa bàn huyện đang có dấu hiệu dần biến mất. Qua khảo sát cho thấy, trong cộng đồng các dân tộc thiểu số bản địa còn lưu giữ một số di sản văn hóa, nhất là các lễ hội dân gian, lễ hội văn hóa truyền thống. Song, một số lễ hội có tính kết cấu cộng đồng cao đã mai một nhiều, cần được phục dựng, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc bản địa.

Để khắc phục những khó khăn, tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TW, Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum U Huấn yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt văn hóa cộng đồng; hoàn thiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa; bảo tồn, phát huy các lễ hội truyền thống của các dân tộc; xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến trong xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tham mưu về lĩnh vực văn học, nghệ thuật, cán bộ văn hóa, quản lý văn hóa, nhất là ở cơ sở.

Bên cạnh đó, các đơn vị cần tăng cường công tác giới thiệu, quảng bá rộng khắp hình ảnh quê hương, con người và giá trị văn hóa đặc trưng của Kon Tum; đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư đến đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, sản phẩm, dịch vụ du lịch, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh, nhất là loại hình du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm với chủ thể tham gia là người dân tại chỗ; từng bước mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn học, nghệ thuật với bạn bè các nước trong khu vực và trên thế giới.

Dư Toán

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu được nghỉ Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây trong 3 ngày

Đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu được nghỉ Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây trong 3 ngày

Chiều 4/4, theo thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Bạc Liêu, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ban hành công văn số 1260/UBND-NC về việc chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh.

Độc đáo văn chương trong Gốm Thiệp

Độc đáo văn chương trong Gốm Thiệp

Ngày 4/4/2025, triển lãm Gốm Thiệp bắt đầu mở cửa tự do cho những người yêu mỹ thuật tới thưởng lãm tại địa chỉ 22 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) năm 2025

Tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) năm 2025

Từ ngày 17/4 đến ngày 21/4, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các Dân tộc Việt Nam sẽ tổ chức “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” 19/4 năm 2025.

Độc đáo bài văn bia được khắc trên núi đá từ 700 năm trước

Độc đáo bài văn bia được khắc trên núi đá từ 700 năm trước

Bia Ma Nhai là một chứng tích lịch sử duy nhất còn lại trên mảnh đất Con Cuông, Nghệ An được khắc vào núi đá, có niên đại cách ngày nay gần 700 năm (1335). Năm 2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận bia Ma Nhai là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Phú Thọ: Hoành tráng đêm khai mạc “Sắc màu Du lịch Đất Tổ”

Phú Thọ: Hoành tráng đêm khai mạc “Sắc màu Du lịch Đất Tổ”

Tối 3/4 (tức mùng 6/3 Âm lịch), Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ tổ chức khai mạc chương trình "Sắc màu Du lịch Đất Tổ" và phát động hưởng ứng Chương trình kích cầu Du lịch năm 2025 với chủ đề "Phú Thọ - Đi để yêu". Đây là sự kiện tiêu biểu nằm trong chuỗi các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch phục vụ du khách về dự Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025.

Lễ hội Bạch Đằng: Tôn vinh lịch sử, khơi dậy niềm tự hào dân tộc

Lễ hội Bạch Đằng: Tôn vinh lịch sử, khơi dậy niềm tự hào dân tộc

Sông Bạch Đằng không chỉ là chứng nhân lịch sử mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước và tinh thần quật khởi của dân tộc Việt Nam. Đây là nơi đã diễn ra 3 trận thủy chiến vang dội, khắc ghi chiến công anh hùng của ông cha ta trong công cuộc chống ngoại xâm. Đây là lời tri ân được nhấn mạnh tại Lễ Khai hội truyền thống Bạch Đằng năm 2025 được thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh) tổ chức tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Bạch Đằng tối 3/4.

Khơi mạch nguồn tranh dân gian Làng Sình

Khơi mạch nguồn tranh dân gian Làng Sình

Từ khởi nguồn là loại tranh dùng để thờ cúng trong dân gian từ hơn 400 năm trước, tranh dân gian Làng Sình trải qua nhiều thăng trầm, đến nay vẫn có sức sống, chậm rãi hòa vào dòng chảy văn hóa dân gian vùng đất Huế.

Phát huy giá trị văn hóa Chăm Pa trên vùng đất Phú Yên

Phát huy giá trị văn hóa Chăm Pa trên vùng đất Phú Yên

Phù điêu Kala Núi Bà (Phú Yên) thuộc nền văn hóa Chăm Pa là một trong 33 hiện vật, nhóm hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia theo Quyết định số 1712/QĐ-TTG ngày 31/12/2024. Để phát huy những giá trị văn hóa lịch sử này, tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá; đồng thời tiếp tục nghiên cứu các hiện vật khác nhằm lưu giữ, tôn vinh giá trị văn hóa Chăm Pa trong dòng chảy lịch sử địa phương.

Các hoạt động tháng 4 với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Các hoạt động tháng 4 với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 1/4 đến ngày 4/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động tháng 4 với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam”. Các sự kiện văn hóa góp phần hưởng ứng tôn vinh Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4). Qua đó giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần quảng bá, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc, tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, đa dạng phong phú các hoạt động thu hút khách du lịch trong dịp nghỉ lễ.

Khánh thành nhà rông thôn Kon Leang

Khánh thành nhà rông thôn Kon Leang

Chiều 30/3, Công đoàn Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) tổ chức Lễ khánh thành nhà rông thôn Kon Leang (thị trấn Măng Đen).

Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên trong trường học

Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên trong trường học

Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk đã tích cực phối hợp cùng ngành Văn hóa triển khai nhiều chương trình, giải pháp với các hoạt động đa dạng, phong phú, mang đến cho học sinh nhiều kiến thức về nét đẹp truyền thống, giúp các em biết trân trọng, giữ gìn và lan tỏa.

Phú Thọ sẽ có tháp Hùng Vương

Phú Thọ sẽ có tháp Hùng Vương

Tháp Hùng Vương là 1 trong 6 nhóm dự án quan trọng trong Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng của tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ngày nay "Hầm bí mật in tài liệu của Ban Tuyên Huấn Hoa Vận" là di tích lịch sử thu hút du khách quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại thành phố Hồ Chí Minh.

"Địa chỉ đỏ" in báo cách mạng giữa lòng Sài Gòn

Trong kháng chiến chống Mỹ, hầm bí mật đặt tại ngôi nhà số 341/10 Gia Phú (quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh) là nơi Ban Tuyên Huấn Hoa Vận in ấn tài liệu, Bản tin giải phóng tiếng Hoa của Ban Tuyên huấn Hoa vận, Đặc khu Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định... với nhiều bài báo yêu nước, kêu gọi nhân dân xuống đường tranh đấu, ủng hộ cách mạng. Ngày nay, hầm in bí mật được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Khánh Hòa: Triển lãm 50 năm thành tựu và phát triển 1975 - 2025

Khánh Hòa: Triển lãm 50 năm thành tựu và phát triển 1975 - 2025

Chiều 25/3, tại thành phố Nha Trang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa tổ chức triển lãm ảnh "Khánh Hòa - 50 năm thành tựu và phát triển", nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Khánh Hòa (2/4/1975 - 2/4/2025) và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Trưng bày hơn 500 hiện vật chuyên đề “95 năm dưới cờ Đảng quang vinh”

Trưng bày hơn 500 hiện vật chuyên đề “95 năm dưới cờ Đảng quang vinh”

Chiều 25/3, tại Trung tâm Văn hóa Điện ảnh thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “95 năm dưới cờ Đảng quang vinh”, “Dấu ấn 50 năm - Huế vươn mình vào kỷ nguyên phát triển mới”, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Huế (26/3/1975-26/3/2025).

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Đồng bào Raglai sở hữu một kho tàng tri thức dân gian đồ sộ, từ sử thi, truyện cổ, dân ca đến luật tục… Không chỉ vậy, đồng bào còn lưu giữ nhiều lễ hội dân gian đặc sắc như Lễ ăn mừng đầu lúa mới, lễ bỏ mả, các nghi lễ vòng đời… Trong đó lễ ăn mừng đầu lúa mới đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, khẳng định gái trị văn hóa sâu sắc và vai trò quan trọng trong đời sống, tinh thần của cộng đồng người Ragalai.

Nghệ nhân người Bahnar Kriêm ở thôn Hà Ri giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình. Ảnh: Lê Phước Ngọc - TTXVN

Cơ hội mới cho nghề dệt thổ cẩm Hà Ri ở Bình Định

Dệt thổ cẩm Hà Ri, thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) vừa được UBND tỉnh Bình Định công nhận đạt chuẩn làng nghề theo quy định tại khoản 3, Điều 5 Nghị định số 52/2018-NĐ/CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Đây là tín hiệu vui và là “luồng sinh khí” mới giúp nghề dệt thổ cẩm tại địa phương vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt cơ hội để duy trì bền vững, phát huy tối đa giá trị, bản sắc vốn có.

Những bước chân tri ân trên mảnh đất Vị Xuyên anh hùng

Những bước chân tri ân trên mảnh đất Vị Xuyên anh hùng

Ngày 22/3, Hiệp hội Du lịch tỉnh Hà Giang tổ chức chương trình trải nghiệm “Hành quân theo bước chân anh và Hành trình biên cương xanh” tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên. Chương trình thu hút hàng trăm cựu chiến binh, du khách từ nhiều tỉnh, thành phố và đoàn viên thanh niên. Tất cả khoác lên mình trang phục Bộ đội Cụ Hồ, cùng sống lại những ký ức hào hùng của một thời máu lửa, đồng thời thể hiện lòng tri ân với các Anh hùng Liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ từng tấc đất biên cương.

Nhà trình tường, di sản văn hóa người Mông ở Hà Giang

Nhà trình tường, di sản văn hóa người Mông ở Hà Giang

Những ngôi nhà trình tường với kiến trúc cổ truyền được coi là một nét văn hoá của người Mông ở vùng Cao nguyên đá ở Hà Giang. Theo quan niệm của họ, ngôi nhà trình tường truyền thống chính là thước đo đánh giá sự giàu có của mỗi gia đình, mỗi dòng họ, đây cũng là căn cứ để xác định đâu là người Mông cư trú lâu nhất vùng.