Làm sống lại tượng gỗ dân gian của người J'rai và Bahnar

Làm sống lại tượng gỗ dân gian của người J'rai và Bahnar
Ảnh minh họa - TTXVN
Ảnh minh họa - TTXVN


Khu trưng bày được bố trí theo từng lĩnh vực riêng biệt, gồm nhóm tượng sinh hoạt và nhóm tượng nhà mồ nhằm giúp cho người xem hiểu rõ ý nghĩa và nội dung của từng bức tượng gỗ. Từ đôi bàn tay khéo léo, tài hoa và trí tưởng tượng phong phú của các nghệ nhân, các sản phẩm đã tái hiện phong phú, đa dạng các sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày của cộng đồng người J'rai và Bahnar.

Đó là tượng trẻ con, mẹ bồng con, uống rượu cần, giã gạo đêm trăng... Thông qua các tượng gỗ này, người xem hiểu thêm về đời sống văn hóa tinh thần của 2 tộc người J'rai, Bahnar với những nét đặc trưng, hấp dẫn về cuộc sống và sinh hoạt. Theo bà Hoàng Thanh Hương - Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Gia Lai, việc làm sống lại tượng gỗ dân gian của người J'rai và Bahnar bằng nhiều hình thức ứng dụng nhằm nâng tầm giá trị, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá độc đáo của các tộc người bản địa. Để duy trì và phát triển đội ngũ nghệ nhân tạc tượng thì tượng gỗ của người J'rai và Bahnar không chỉ là sản phẩm tâm linh mà cần được ứng dụng rộng rãi trong cộng đồng như làm quà lưu niệm.

Tượng gỗ của người J'rai và Bahnar chủ yếu được đặt tại các khu nhà mồ và nhà rông ở các buôn làng dân tộc. Tại các khu nhà mồ, tượng gỗ thường thể hiện âu lo sầu muộn của người vợ khóc chồng hoặc hình tượng canh giữ linh hồn của những người đã khuất. Tại nhà rông, tượng gỗ được dùng để trang trí. Cùng với thời gian, tượng gỗ dân gian của người J'rai và Bahnar không còn "gói gọn" trong không gian nhà mồ, nhà rông mà được mở rộng đến các khu công viên.

Có thể bạn quan tâm