Tết của người Jrai được bắt đầu khi những cây mai vàng kết trái và cũng là lúc mùa khô kết thúc để nhường chỗ cho những giọt mưa đầu tiên rớt xuống trên những cành cây, nương rẫy bị khô hạn.
Sáng 17/3, Ban tổ chức Liên hoan diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên mở rộng lần thứ III năm 2022 tổ chức Hội thi nấu ăn trình bày mâm cỗ cổ truyền của các dân tộc đến từ 19 tỉnh, thành phố.
Sau nhiều tháng chung tay xây dựng nhà Rông mới, ngày 14/11, người dân làng Đê KJêng, xã Ayun, huyện Mang Yang (Gia Lai) cùng nhau quây quần chuẩn bị cho nghi lễ lên nhà Rông mới. Nghi lễ này được phục dựng theo đúng nghi lễ truyền thống của đồng bào Bahnar nơi đây sau hàng chục năm bị lãng quên.
Tết đến, Xuân về là thời điểm cộng đồng người Jrai ở các buôn làng trên địa bàn tỉnh Gia Lai tập trung mổ heo để làm món ăn truyền thống không thể thiếu - thịt heo gác bếp. Với người Jrai, Tết là khoảng thời gian sum vầy quanh ghè rượu cần, thưởng thức vị ngọt quyện mùi khói bếp của món thịt heo phơi khô, qua đó thắt chặt tình đoàn kết trong buôn làng.
Dân tộc Gia Rai là một trong những cư dân sớm sinh tụ ở vùng núi Tây Nguyên, lan sang một phần đất Campuchia. Trong xã hội Gia Rai xưa đã có Pơ tao ia (vua nước) và Pơ tao pui (vua lửa) chuyên cúng trời, đất, cầu mưa thuận gió hoà...
Theo tục lệ của người J'rai, hôn lễ được tổ chức tại khu đất rộng trước nhà Rông của buôn, nơi đặt cây nêu - cột mốc để nhà gái và nhà trai bày các thực phẩm mà nhà mình có như: rượu, gà sống, cơm lam… xung quanh bếp lửa để làm mâm cúng. Do vậy, cây nêu để làm lễ cưới cũng khác với cây nêu để tổ chức các lễ hội khác về tán cây, độ cao và đồ trang trí.
Lễ tạ ơn cha mẹ của người J'rai được tổ chức vào tiết nông nhàn, thường là sau lễ mừng lúa mới. Bất cứ một chàng trai hay cô gái nào lập gia đình đều phải tổ chức lễ tạ ơn cho cha mẹ , chiêu đãi họ hàng. Lễ này được tổ chức tại tư gia.
Trên diện tích 1.300m2 của Công viên Đồng Xanh (thành phố Pleiku), Bảo tàng tỉnh Gia Lai đã xây dựng Khu trưng bày tượng gỗ dân gian của 2 tộc người bản địa J'rai và Bahnar. Với tổng số 120 tượng gỗ, trong đó có 70 tượng thuộc nhóm tộc người J'rai và 50 tượng thuộc nhóm tộc người Bahnar cùng với hàng trăm tượng gỗ đã có trước đó, Công viên Đồng Xanh trở thành "điểm nhấn" trong định hướng phát triển du lịch của tỉnh.
Huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai được thành lập từ năm 2002 trên cơ sở sáp nhập từ 9 xã của huyện Konchoro và thị xã Ayunpa, với dân số 54.500 người, trong đó có tới 72% dân số là người dân tộc thiểu số J'rai và Bahnar. Khu trung tâm hành chính của huyện được quy hoạch với tổng diện tích 1.578ha.
Lồ ô ở Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng thuộc họ tre nứa mọc rất nhiều ở khắp núi đồi. Đối với người Bahnar, Jrai thì cây lồ ô không thể tách rời cuộc sống của họ.