Trong đó, 3 công trình được đầu tư xây dựng mới gồm trạm y tế xã Liêng Srônh (huyện Đam Rông), trạm y tế xã Đạ Ploa và xã Đạ Tồn (huyện Đạ Huoai) có kinh phí 10,5 tỷ đồng. Đây là những địa bàn vùng sâu, vùng xa, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Hầu hết các công trình được xây dựng theo quy mô thiết kế dành cho xã có dân số dưới 10.000 người. Ngoài công trình chính còn bao gồm cả bể chứa nước thải, giếng thấm, lò đốt rác, nhà để xe và hệ thống sân, hàng rào, thoát nước…
Thời gian thực hiện dự án bắt đầu từ năm 2018 – 2020, khi đưa vào sử dụng, chủ đầu tư là Sở y tế Lâm Đồng sẽ chịu trách nhiệm quản lý dự án.
20 công trình trạm y tế được tỉnh Lâm Đồng phê duyệt đầu tư, nâng cấp cải tạo, nhằm mục tiêu đạt chuẩn quốc gia, góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống y tế tuyến cơ sở trên địa bàn. Các trạm y tế này thuộc huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc. Hầu hết những trạm y tế tại các địa phương nêu trên hiện đã bị xuống cấp, dột nát, hư hỏng nền nhà, vách tường và còn thiếu về cơ sở vật chất như lò đốt rác, thiết bị điện, nước…
Chăm sóc sức khỏe y tế cho trẻ và khám định kỳ cho phụ nữ mang thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại Trung tâm y tế huyện Lâm Hà. Ảnh: Đặng Tuấn - TTXVN |
Thời gian thực hiện dự án bắt đầu từ năm 2018 – 2020, khi đưa vào sử dụng, chủ đầu tư là Sở y tế Lâm Đồng sẽ chịu trách nhiệm quản lý dự án.
20 công trình trạm y tế được tỉnh Lâm Đồng phê duyệt đầu tư, nâng cấp cải tạo, nhằm mục tiêu đạt chuẩn quốc gia, góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống y tế tuyến cơ sở trên địa bàn. Các trạm y tế này thuộc huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc. Hầu hết những trạm y tế tại các địa phương nêu trên hiện đã bị xuống cấp, dột nát, hư hỏng nền nhà, vách tường và còn thiếu về cơ sở vật chất như lò đốt rác, thiết bị điện, nước…
Nguyễn Dũng