Những năm gần đây, huyện Đam Rông đã bứt phá khá ngoạn mục bằng các sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng như sầu riêng, chuối laba, dứa mật… và đặc biệt là sản phẩm cá tầm đưa nhiều hộ gia đình vươn lên làm giàu.
Ủy ban nhân dân huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông đang phối hợp với các ngành chức năng liên quan của tỉnh Đắk Nông, UBND huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) để giải quyết tình trạng 600 hộ dân có hộ khẩu thường trú tại huyện Đam Rông, nhưng sinh sống, canh tác trên địa giới hành chính huyện Đắk G’long. Đáng chú ý hơn, các hộ dân sinh sống, canh tác tại khu vực này đã gần 30 năm.
Thay vì tìm đến những khu vực gần rừng, có nguồn nước suối chảy tự nhiên để nuôi cá tầm thì những người dân ở huyện Đam Rông - huyện nghèo nhất tỉnh Lâm Đồng lại tìm được giải pháp đơn giản hơn để làm giàu từ loài cá nước lạnh này. Đó là dẫn nước suối về bể xi măng để nuôi cá tầm cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
Ngày 12/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã kiểm tra và đề xuất phương án khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông K’Rông Nô, đoạn qua xã Đạ M’Rông và Đạ Tông (huyện Đam Rông) kéo dài gần 1km, gây ảnh hưởng đến đất sản xuất của nhiều hộ dân.
Được thành lập năm 2004, Đam Rông là một trong những huyện khó khăn nhất cả nước và của tỉnh Lâm Đồng. Nhắc đến nơi đây, mọi người chỉ biết đến một vùng đất hoang vu, hiểm trở, nghèo khó với dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số từ các tỉnh phía Bắc di cư tới. Đam Rông hôm nay đã bắt đầu trở mình thức dậy khi biết tận dụng các thế mạnh, tiềm năng du lịch của địa phương.
Ngày 10/3, Công an huyện Đam Rông (Lâm Đồng) cho biết, đã tạm giữ hình sự 5 đối tượng để điều tra về hành vi hủy hoại 4,4 ha rừng phòng hộ. Các đối tượng này gồm: Nguyễn Thị Chiến (sinh năm 1977, trú tại thôn Đồng Tâm, xã Phi Liêng, huyện Đam Rông), Phi Năng Hiến (sinh năm 1993), Phi Năng Đoan (sinh năm 1998), Phi Năng Vũ (sinh năm 2005) và Ka Tơr Soái (sinh năm 1991), cùng trú tại Phước Tân, huyện Bắc Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Đam Rông và Ban Quản lý rừng phòng hộ Phi Liêng khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm vụ khai thác rừng trái pháp luật tại tiểu khu 216, xã Phi Liêng, huyện Đam Rông.
Chiều 12/11, ông Mai Chí Trung, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cho biết, đơn vị đã ra quyết định khởi tố vụ án về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” xảy ra tại một phần diện tích lô a, khoảnh 8, tiểu khu 214 (lâm phần do Ban Quản lý rừng phòng hộ Phi Liêng quản lý, nằm trên địa bàn xã Phi Liêng, huyện Đam Rông) và chuyển cơ quan Công an tiếp tục điều tra, xử lý.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình khó khăn ở thôn Liêng Dong, xã Phi Liêng, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) nhưng anh K’Dai (41 tuổi), người dân tộc Mạ luôn quyết tâm phát triển kinh tế để cải thiện đời sống.
Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững triển khai tại huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đã từng bước góp phần nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Diện mạo buôn làng nơi đây ngày càng khởi sắc…
Tận dụng tốt các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời phát huy vai trò của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế gia đình, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đã giúp nhiều hội viên là người dân tộc thiểu số thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Ngày 12/9, tin từ Công an huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, cho biết đã bắt giữ 3 đối tượng là Nguyễn Quốc Xoan (44 tuổi, ngụ xã Đạ K’Nàng, huyện Đam Rông), Hoàng Văn Việt (20 tuổi, quê huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, tạm trú tại xã Đạ K’Nàng) và Phan Văn Lương (ngụ xã Đạ K’Nàng) vì liên quan đến hành vi hủy hoại rừng tại lô a, khoảnh 4, tiểu khu 251, xã Đạ K’Nàng, do Ban Quản lý rừng phòng hộ Phi Liêng, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng quản lý.
Ngày 31/7, tại xã Phi Liêng (huyện Đam Rông), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng, Tổng Công ty Điện lực miền Nam, Công ty Điện lực Lâm Đồng và huyện Đam Rông phối hợp tổ chức lễ bàn giao nhà tình nghĩa cho các hộ gia đình chính sách khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện Đam Rông.
Những năm qua, nhờ sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và hơn hết là ý thức vượt khó vươn lên thoát nghèo, đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trọng tâm là nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống…
Nhằm phục vụ công tác khám chữa bệnh của người dân địa phương, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt chủ trương đầu tư nâng cấp, cải tạo 20 trạm y tế và xây dựng mới 3 công trình trạm y tế trên địa bàn với tổng kinh phí đầu tư 20,5 tỷ đồng.
Ngày 5/1, đại diện Trung Nam Group cho biết, vào ngày 7/1 tới đây, Tập đoàn này sẽ khánh thánh dự án Nhà máy thủy điện Krông Nô 2 , đánh dấu bước hoàn thành quy hoạch bậc thang thủy điện trên nhánh sông Krông Nô.