Trên những buôn làng Lâm Đồng

Trên những buôn làng Lâm Đồng
Nhờ chuyển đổi từ trồng rau, dâu tây... sang trồng hoa, hơn 200 hộ đồng bào dân tộc ở thị trấn Lạc Dương có thu nhập hàng trăm triệu đồng, thậm chí cả tỷ đồng/năm. Ảnh: Nguyễn Dũng
Nhờ chuyển đổi từ trồng rau, dâu tây... sang trồng hoa, hơn 200 hộ đồng bào dân tộc ở thị trấn Lạc Dương có thu nhập hàng trăm triệu đồng, thậm chí cả tỷ đồng/năm. Ảnh: Nguyễn Dũng

Đến huyện Đạ Tẻh bây giờ, hình ảnh đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đang cần mẫn chiết dòng nhựa trắng từ những cánh rừng cao su và thoát khỏi đói nghèo đã không còn hiếm gặp. Vào thôn Con Ó ở xã Mỹ Đức, chúng tôi gặp anh K’Đơn, 33 tuổi, người Mạ vừa đi cạo mủ cao su về. Anh hồ hởi cho biết: "Mình lên rừng cao su của tổ cạo mủ từ đêm hôm qua. Mệt nhưng mà vui vì đó là vườn của mình, cạo mủ về là có tiền luôn! Mỗi đêm đi cạo mủ, giao cho công ty cũng được 200.000 đồng, mỗi tháng thu nhập hơn 4 triệu...". Được biết, năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đạ Tẻh chỉ còn 3,4%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo người DTTS là 6,5%.

Công nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn dâu rừng Langbian.F ở thị trấn Lạc Dương thu hoạch phúc bồn tử đen. Ảnh: Chu Quốc Hùng Cơ sở sản xuất ươm tơ Lê Sáu ở thôn Tân Phú 2, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh mở rộng nhà xưởng sản xuất tơ dệt lụa, thu mua sản phẩm của hàng chục hộ dân trong khu vực. Ảnh: Chu Quốc Hùng
Công nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn dâu rừng Langbian.F ở thị trấn Lạc Dương thu hoạch phúc bồn tử đen.  Ảnh: Chu Quốc Hùng
 
Công nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn dâu rừng Langbian.F ở thị trấn Lạc Dương thu hoạch phúc bồn tử đen. Ảnh: Chu Quốc Hùng Cơ sở sản xuất ươm tơ Lê Sáu ở thôn Tân Phú 2, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh mở rộng nhà xưởng sản xuất tơ dệt lụa, thu mua sản phẩm của hàng chục hộ dân trong khu vực. Ảnh: Chu Quốc Hùng
Cơ sở sản xuất ươm tơ Lê Sáu ở thôn Tân Phú 2, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh mở rộng nhà xưởng sản xuất tơ dệt lụa, thu mua sản phẩm của hàng chục hộ dân trong khu vực.  Ảnh: Chu Quốc Hùng
Chia tay Đạ Tẻh, chúng tôi đến xã Ro Men, huyện Đam Rông. Nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều hộ đồng bào Mông nơi đây đã mạnh dạn chuyển đổi trên 50% diện tích cà phê ghép giống mới, giúp năng suất tăng từ 1,5 - 2 lần, thu nhập cải thiện rõ rệt. Con đường đến với xã Ro Men từng được rải đá ngày nào giờ đã nhựa hóa; hai bên đường nhà cửa khang trang. Rô Men vẫn thanh bình như trước nhưng no ấm, đủ đầy hơn.

Con em đồng bào các dân tộc trong tỉnh được đào tạo kiến thức nông nghiệp công nghệ mới từ khi còn học trong trường dân tộc nội trú. Ảnh: Trần Việt Sơ chế chuối Laba xuất khẩu sang Nhật Bản tại cơ sở của gia đình ông Nguyễn Huy Phương ở xã Đạ K’Nàng, huyện Đam Rông. Ảnh: Nguyễn Dũng Một cánh rừng cao su ở xã Đạ Ploa, huyện Đạ Huoai. Ảnh: Trần Việt
Con em đồng bào các dân tộc trong tỉnh được đào tạo kiến thức nông nghiệp công nghệ mới từ khi còn học trong trường dân tộc nội trú.  Ảnh: Trần Việt
 
Con em đồng bào các dân tộc trong tỉnh được đào tạo kiến thức nông nghiệp công nghệ mới từ khi còn học trong trường dân tộc nội trú. Ảnh: Trần Việt Sơ chế chuối Laba xuất khẩu sang Nhật Bản tại cơ sở của gia đình ông Nguyễn Huy Phương ở xã Đạ K’Nàng, huyện Đam Rông. Ảnh: Nguyễn Dũng Một cánh rừng cao su ở xã Đạ Ploa, huyện Đạ Huoai. Ảnh: Trần Việt
Sơ chế chuối Laba xuất khẩu sang Nhật Bản tại cơ sở của gia đình ông Nguyễn Huy Phương ở xã Đạ K’Nàng, huyện Đam Rông. Ảnh: Nguyễn Dũng
 
Con em đồng bào các dân tộc trong tỉnh được đào tạo kiến thức nông nghiệp công nghệ mới từ khi còn học trong trường dân tộc nội trú. Ảnh: Trần Việt Sơ chế chuối Laba xuất khẩu sang Nhật Bản tại cơ sở của gia đình ông Nguyễn Huy Phương ở xã Đạ K’Nàng, huyện Đam Rông. Ảnh: Nguyễn Dũng Một cánh rừng cao su ở xã Đạ Ploa, huyện Đạ Huoai. Ảnh: Trần Việt
Một cánh rừng cao su ở xã Đạ Ploa, huyện Đạ Huoai. Ảnh: Trần Việt

Đồng bào K’Ho ở huyện Di Linh chế biến cà phê thành sản phẩm bán ra thị trường. Ảnh: Nguyễn Dũng
Đồng bào K’Ho ở huyện Di Linh chế biến cà phê thành sản phẩm bán ra thị trường. Ảnh: Nguyễn Dũng

Nhận thấy phát triển nông nghiệp hữu cơ là hướng đi lâu dài, nhiều hộ đồng bào K'ho ở huyện Lạc Dương quyết định xuống giống trồng hàng ngàn mét vuông phúc bồn tử thân trơn. Đây là loại cây được nhập từ châu Âu, cho quả hai màu: đen và đỏ, có hương vị hỗn hợp ngọt, chua, đắng, thơm... Dịp Tết 2019, với giá bán bình quân 900.000 đồng/kg, cây phúc bồn tử không chỉ tạo bước đột phá về thu nhập mà còn góp phần nâng cao nhận thức về canh tác bền vững của đồng bào. Cũng nhờ mạnh dạn trồng chuối Laba - đặc sản xuất khẩu sang Nhật mà nhiều hộ đồng bào DTTS ở xã Đạ K’Nàng, huyện Đam Rông - một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước ở tỉnh Lâm Đồng đã có thu nhập 500 - 600 triệu đồng/ha/năm.
Chu Quốc Hùng -  Đức Thịnh

Có thể bạn quan tâm