Ngân hàng thu hút tiền gửi Thời điểm này, nhiều ngân hàng thương mại tại TP Hồ Chí Minh đã triển khai đa dạng chương trình "lì xì" đầu năm để thu hút khách hàng gửi tiết kiệm lãi suất cao.
Hệ thống ngân hàng OceanBank giới thiệu chương trình ưu đãi hấp dẫn và giá trị dành riêng cho khách hàng gửi tiền tiết kiệm. Cụ thể, nếu khách hàng gửi tiết kiệm tại OceanBank sẽ nhận ngay 1 chỉ vàng cho mỗi 1 tỷ đồng đối với kỳ hạn 9 tháng. Bên cạnh đó, khách hàng còn được nhận một mã số dự thưởng tham gia quay số cho mỗi 10 triệu VND gửi tiết kiệm kỳ hạn từ 1 tháng trở lên.
Tương tự, tại hệ thống ngân hàng Eximbank, khi khách hàng gửi vốn mới và khách mới gửi tiền trong dịp này sẽ được hưởng lãi suất cao từ 5,4% - 6,9%, đồng thời tham gia chương trình "Gửi vốn mới tới nhận quà". Còn từ nay đến hết ngày 11/4, khách hàng gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 15 tháng trở lên hoặc tham gia chương trình Tiết kiệm Trung hạn Đắc lợi bằng VND tại Sacombank với số tiền tối thiểu 50 triệu đồng, sẽ nhận ngay tiền thưởng tương ứng 0,2% trên số dư tiền gửi.
Để thu hút khách hàng thì ngoài lãi suất hấp dẫn, các hệ thống ngân hàng cũng nỗ lực thực hiện các chương trình khuyến mại, gia tăng lợi ích cho khách hàng. Cụ thể, trong dịp Lễ Tết Bính Thân, từ nay cho đến ngày 13/4/2016, Nam A Bank triển khai chương trình "Tết rộn ràng, Lộc ngập tràn" với hơn 68.000 giải thưởng có giá trị từ 20.000 đồng đến 100 triệu đồng.
Ghi nhận tại những điểm giao dịch của các hệ thống ngân hàng ở TP Hồ Chí Minh, lượng khách hàng đến giao dịch khá nhộn nhịp, đặc biệt là số lượng giao dịch gửi tiền tiết kiệm có xu hướng tăng cao trong đầu năm mới.
Ảnh: Hải Yên |
Để thu hút khách hàng thì ngoài lãi suất hấp dẫn, các hệ thống ngân hàng cũng nỗ lực thực hiện các chương trình khuyến mại, gia tăng lợi ích cho khách hàng. Cụ thể, trong dịp Lễ Tết Bính Thân, từ nay cho đến ngày 13/4/2016, Nam A Bank triển khai chương trình "Tết rộn ràng, Lộc ngập tràn" với hơn 68.000 giải thưởng có giá trị từ 20.000 đồng đến 100 triệu đồng.
Ghi nhận tại những điểm giao dịch của các hệ thống ngân hàng ở TP Hồ Chí Minh, lượng khách hàng đến giao dịch khá nhộn nhịp, đặc biệt là số lượng giao dịch gửi tiền tiết kiệm có xu hướng tăng cao trong đầu năm mới.
Nhu cầu tiền đồng gia tăng
Chuyên gia kinh tế TS Bùi Quang Tín, Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, cho rằng việc Việt Nam hội nhập Cộng đồng ASEAN từ năm 2016 sẽ góp thêm cơ hội cho Việt Nam hội nhập TPP ở vị thế cao hơn. Điều này sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam có thêm yếu tố tích cực để duy trì xu hướng tăng trưởng. Nhiều lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như chứng khoán, bất động sản, thu hút đầu tư nước ngoài sẽ tăng trưởng khả quan. TS Tín nhận định, khả năng tăng trưởng của thị trường chứng khoán (TTCK) là rất lạc quan. Lý do, thứ nhất là thị trường đang được hỗ trợ bởi sự cải thiện của kinh tế vĩ mô; thứ hai là Việt Nam đang đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển của thị trường, mà nới room cho nhà đầu tư nước ngoài là một điển hình.
Ngoài ra, trong năm 2015, tín dụng trong lĩnh vực bất động sản (BĐS) tăng cao hơn những năm trước. Theo Vụ Tín dụng (NHNN), hiện dư nợ cho vay kinh doanh BĐS vào khoảng 360.000 tỷ đồng. Như vậy, so với con số cách đây 3 năm (năm 2012) thì các ngân hàng đã “bơm” thêm vào lĩnh vực địa ốc 163.000 tỷ đồng, tăng 80%. Còn theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), tính đến cuối năm 2015, nhà đầu tư nước ngoài đã “rót” 2,39 tỷ USD vốn vào lĩnh vực kinh doanh BĐS tại Việt Nam, trong đó 34 dự án cấp mới và 12 lượt dự án tăng vốn. Như vậy, vốn ngoại vào BĐS chiếm 10,5% tổng vốn đầu tư và xếp thứ 3 về mức độ quan tâm.
Bước sang năm 2016, thị trường BĐS tiếp tục cho thấy tín hiệu tích cực khi nhiều doanh nghiệp nô nức các hoạt động khởi công, mở bán.
Theo TS Tín, các dòng vốn nước ngoài khi vào Việt Nam theo các Hiệp định FTA sẽ được chuyển đổi sang VND để đầu tư cho các dự án, từ đó sẽ làm cho nhu cầu VND sẽ tăng lên. Như vậy, khi mà các kênh đầu tư như chứng khoán, BĐS trở nên sôi động hơn và nhu cầu vốn VND ngày càng tăng thì dự kiến lãi suất có thể tăng thêm 1 - 2%/năm trong vòng 1 năm tới. Tính bình quân, người gửi tiền có thể hưởng lãi suất lên tới 10%. Hiện lãi suất tiền gửi VND ở kỳ hạn 36 tháng cao nhất ở một số ngân hàng lên đến 8%/năm.
Tuy nhiên, xu hướng tăng lãi suất lại là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp. Bởi việc tăng lãi suất trong năm nay chắc chắn sẽ làm tăng thêm chi phí đầu vào. Trong khi đó, với sự hội nhập ngày càng sâu rộng, hàng hóa và đối thủ nước ngoài sẽ vào ngày càng nhiều, việc gia tăng chi phí đầu vào sẽ làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt tại thị trường nội địa và tại các nước khác.
Ngoài ra, trong năm 2015, tín dụng trong lĩnh vực bất động sản (BĐS) tăng cao hơn những năm trước. Theo Vụ Tín dụng (NHNN), hiện dư nợ cho vay kinh doanh BĐS vào khoảng 360.000 tỷ đồng. Như vậy, so với con số cách đây 3 năm (năm 2012) thì các ngân hàng đã “bơm” thêm vào lĩnh vực địa ốc 163.000 tỷ đồng, tăng 80%. Còn theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), tính đến cuối năm 2015, nhà đầu tư nước ngoài đã “rót” 2,39 tỷ USD vốn vào lĩnh vực kinh doanh BĐS tại Việt Nam, trong đó 34 dự án cấp mới và 12 lượt dự án tăng vốn. Như vậy, vốn ngoại vào BĐS chiếm 10,5% tổng vốn đầu tư và xếp thứ 3 về mức độ quan tâm.
Bước sang năm 2016, thị trường BĐS tiếp tục cho thấy tín hiệu tích cực khi nhiều doanh nghiệp nô nức các hoạt động khởi công, mở bán.
Theo TS Tín, các dòng vốn nước ngoài khi vào Việt Nam theo các Hiệp định FTA sẽ được chuyển đổi sang VND để đầu tư cho các dự án, từ đó sẽ làm cho nhu cầu VND sẽ tăng lên. Như vậy, khi mà các kênh đầu tư như chứng khoán, BĐS trở nên sôi động hơn và nhu cầu vốn VND ngày càng tăng thì dự kiến lãi suất có thể tăng thêm 1 - 2%/năm trong vòng 1 năm tới. Tính bình quân, người gửi tiền có thể hưởng lãi suất lên tới 10%. Hiện lãi suất tiền gửi VND ở kỳ hạn 36 tháng cao nhất ở một số ngân hàng lên đến 8%/năm.
Tuy nhiên, xu hướng tăng lãi suất lại là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp. Bởi việc tăng lãi suất trong năm nay chắc chắn sẽ làm tăng thêm chi phí đầu vào. Trong khi đó, với sự hội nhập ngày càng sâu rộng, hàng hóa và đối thủ nước ngoài sẽ vào ngày càng nhiều, việc gia tăng chi phí đầu vào sẽ làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt tại thị trường nội địa và tại các nước khác.
Báo Tin Tức