Mỗi cây nho cắm một cọc, chọn ngọn khỏe nhất buộc vào cọc để nho leo lên giàn
|
* Bón phân:
Cây nho cần khoảng 10 - 12 tháng để tạo bộ tán, leo giàn. Trong thời kỳ này, loại phân thích hợp là NPK 20 - 20 - 15 + TE Đầu Trâu. Những tháng đầu có thể pha 30 - 50 gam phân với 10 lít nước tưới đều vào vùng rễ nho. Các tháng sau có thể bón trực tiếp vào đất với lượng 75 - 100 kg/ha/lần, định kỳ 1 - 1,5 tháng/lần, bón kết hợp xới đất phá váng và vùi lấp phân bón.
Cây nho sinh trưởng và phát triển tốt trên đất phù sa, giàu chất dinh dưỡng |
* Làm giàn:
Độ cao của giàn khoảng 1,8 - 2 m. Mỗi cây nho cắm một cọc, chọn ngọn khỏe nhất buộc vào cọc để nho leo lên giàn. Khi ngọn của thân chính đã leo cao khỏi giàn 20 - 30 cm, tiến hành cắt bỏ thân chính ở mặt dưới giàn, cây nho sẽ mọc nhiều cành mới (cành cấp 1). Mỗi cây nho chỉ để lại 2 - 4 cành cấp 1 tùy giống và điều kiện chăm sóc. Các cành này phân bố đều về các hướng, buộc chặt các cành cấp 1 vào dây của giàn. Khi cành cấp 1 dài khoảng 0,8 - 1 m, tiến hành cắt ngọn để cành mọc ra các cành cấp hai - cành quả hay còn gọi là cành xương cá, mỗi cành cấp 1 để 10 - 20 cành cấp 2 tùy giống và mật độ trồng.
Nho là loại quả được người tiêu dùng rất ưa chuộng bởi vị ngon, ngọt cũng như hàm lượng dinh dưỡng cao
|
* Cắt cành xử lý ra hoa:
Sau từ 10 - 12 tháng, khi các cành cấp 2 đã hóa gỗ, màu nâu, mắt đã nổi rõ thì tiến hành để trái bằng cách cắt hết cành lá đã có, chỉ để lại cành quả, mầm dự trữ ở chân cành quả (cành quả vụ sau).
Những cành to, khỏe, dài hơn 1 m thì cắt ở vị trí mắt thứ 6 - 8, các cành nhỏ, ngắn cắt ở vị trí mắt thứ 1 - 2 để tạo cành dinh dưỡng cho vụ thu hoạch sau.
Sau cắt cành khoảng 20 ngày cây bắt đầu ra hoa, 25 - 30 ngày đậu trái. Mỗi dây chỉ để 2 - 3 chùm, trên các chùm cần tỉa bỏ các trái bị dị tật, méo mó, sâu bệnh để tập trung dinh dưỡng nuôi các trái còn lại.