Tôm ương trong ao có mái che sẽ giảm tác động trực tiếp từ nhiệt độ cao ngoài trời, điều hòa nhiệt độ nước phù hợp. Ảnh: Phúc Hậu |
Cải tạo ao
- Ao ương tôm giống rộng 500 - 1.000 m2 , liền kề với ao nuôi để tiện san thưa.
- Bón phân vô cơ (urê hoặc DAP) để gây màu nước, duy trì độ tảo trong ao... Sử dụng chế phẩm sinh học có chứa các dòng vi khuẩn (Lactobacillus, Nitrobacter, Nitrosomonas…) để khống chế vi khuẩn gây bệnh, làm sạch đáy ao… Cần kiểm tra độ trong của nước ao, khi đạt yêu cầu thì tiến hành thả giống.
Tôm ương trong ao có mái che sẽ giảm tác động trực tiếp từ nhiệt độ cao ngoài trời, điều hòa nhiệt độ nước phù hợp Hệ thống nước tuần hoàn đảm bảo hàm lượng ôxy cung cấp ở mọi tầng nước. Ảnh: Kim Há |
Giai đoạn 1
Ương tôm.
- Chọn tôm giống chất lượng, xuất xứ rõ ràng, không nhiễm các bệnh nguy hiểm: còi, đốm trắng, đầu vàng, hoại tử gan tụy cấp tính, Taura.
- Ương tôm với mật độ 100 - 150 con/m2 . Thả tôm giống vào sáng sớm.
- Theo dõi các yếu tố môi trường ao ương, khả năng tiêu tốn thức ăn hàng ngày. Định kỳ sử dụng vôi CaCO3 liều lượng 10 - 15 kg/100 m3 kết hợp tạt vi sinh, khoáng cho ao ương để ổn định các yếu tố môi trường.
Tôm nuôi theo mô hình 2 giai đoạn thường phát triển tốt, ít dịch bệnh. Ảnh: Phúc Hậu |
Giai đoạn 2
Chăm sóc, quản lý sau khi san nuôi.
- Tôm sau khi ương được 30 - 40 ngày thì san ra ao nuôi. Trước khi san cần kiểm tra môi trường cả 2 ao để bảo đảm sự tương đồng về độ mặn, pH, độ kiềm, oxy hòa tan…
- Cho tôm ăn từ 4 cữ/ngày theo nguyên tắc “ngày nhiều, đêm ít”, tỷ lệ 6:4. Những ngày nắng nóng, mưa nhiều, tôm đang lột xác…, giảm lượng thức ăn xuống còn 30 - 50%.
- Đảm bảo độ kiềm cho ao nuôi từ 80 mg/l trở lên bằng cách sử dụng vôi CaCO3 hoặc Dolomite với liều lượng 10 - 15 kg/1.000 m3 , kết hợp tạt khoáng vào ban đêm 3 - 5 ngày/lần; cấy vi sinh 7 - 10 ngày/lần để tăng vi khuẩn; cấp nước sạch bổ sung cho ao khi cần thiết, mỗi lần 10 - 20% vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Yến Nhi - Phúc Hậu – Huỳnh Sử -Kim Há