Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Đánh giá đầy đủ tác động chính sách tiền lương mới với các quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Cho ý kiến vào dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), ngày 27/5, nhiều đại biểu quan tâm đến việc điều chỉnh tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, cũng như các chế độ bảo hiểm xã hội khác khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương.

vna_potal_ky_hop_thu_7_quoc_hoi_khoa_xv_quoc_hoi_tiep_tuc_thao_luan_ve_du_thao_luat_bao_hiem_xa_hoi_sua_doi_7397687.jpg
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang Phạm Văn Thịch phát biểu. Ảnh: An Đăng – TTXVN

Theo Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương, chính sách lương về mức lương cơ sở sẽ được bãi bỏ, do đó không còn căn cứ để thực hiện điều chỉnh tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu và các chế độ bảo hiểm xã hội khác. Tiền lương đối với nhóm đối tượng do Nhà nước quy định sẽ tăng lên so với hiện hành và sẽ làm tăng phần chi phí ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm xã hội. Khi thực hiện chế độ tiền lương mới, cũng sẽ phát sinh chênh lệch khá lớn giữa lương hưu của người nghỉ trước và sau ngày 1/7/2024.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) cho biết, khoản 12 Điều 4 có quy định về mức tham chiếu để thay cho mức lương cơ sở đang là một căn cứ để tính bảo hiểm hiện nay và theo đó, mức tham chiếu do Chính phủ quy định để tính mức đóng, mức hưởng chế độ bảo hiểm và mức tham chiếu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng tăng trưởng kinh tế và phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước, của Quỹ bảo hiểm xã hội. Quy định như vậy rất kịp thời và đồng bộ với việc chúng ta dự kiến cải cách tiền lương vào tháng Bảy tới đây và một số yêu cầu về mức tham chiếu được đưa ra trên chỉ số giá tiêu dùng tăng trưởng kinh tế cũng rất phù hợp.

Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của người hưởng các chế độ bảo hiểm, nên xem xét quy định trong luật định kỳ thời gian để điều chỉnh mức tham chiếu. Ví dụ, như chu kỳ hằng năm hoặc chu kỳ 2 năm một lần. Việc quy định kỳ điều chỉnh mức tham chiếu sẽ nâng cao tính trách nhiệm của các cơ quan và đảm bảo xem xét quyền lợi về bảo hiểm xã hội của người được thụ hưởng thường xuyên, kịp thời. Khi đến hạn định kỳ điều chỉnh, xem xét điều chỉnh cho phù hợp.

Theo đại biểu Trần Thị Thu Phước (Kon Tum), cần có sự đánh giá một cách toàn diện và kỹ càng hơn về mức tham chiếu, vì sau cải cách tiền lương thì tiền lương đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7/2024 trở đi đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đều tăng.

vna_potal_ky_hop_thu_7_quoc_hoi_khoa_xv_quoc_hoi_thao_luan_ve_du_thao_luat_bao_hiem_xa_hoi_sua_doi_7397032.jpg
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình Trần Khánh Thu phát biểu ý kiến. Ảnh: Minh Đức - TTXVN

Phân tích về quy định này, đại biểu Trần Thị Khánh Thu (Thái Bình) cho rằng, chưa đánh giá tác động đối với các mức tham chiếu như thế nào để thực hiện khi cải cách tiền lương là chưa thật sự đầy đủ, chưa có căn cứ để các đơn vị sự nghiệp tự chủ có thể áp dụng.

“Trong khi giá dịch vụ y tế hay học phí thì chưa được điều chỉnh phù hợp với các luật hiện hành đã ban hành, cũng như dự kiến của Luật Bảo hiểm xã hội. Chính vì thế, chúng tôi đề nghị cần thiết phải có thời gian và có đánh giá tác động đối với cả lĩnh vực này”, đại biểu Khánh Thu nói.

vna_potal_ky_hop_thu_7_quoc_hoi_khoa_xv_quoc_hoi_thao_luan_ve_du_thao_luat_bao_hiem_xa_hoi_sua_doi_7397027.jpg
Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh Bùi Thị Quỳnh Thơ phát biểu ý kiến. Ảnh: Minh Đức - TTXVN

Quan tâm về vấn đề này, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (Hà Tĩnh) nêu quan điểm, dự thảo luật quy định, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là "tiền lương tháng theo bảng lương do nhà nước quy định”. Tuy nhiên, hiện tại chế độ tiền lương mới đang được xây dựng dựa trên cơ sở vị trí việc làm chưa được ban hành.

“Để tính mức đóng, mức hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, cần một mức tiền lương cố định làm cơ sở tính toán. Mức tham chiếu là chỉ sự thay đổi, sẽ khó áp dụng hay xác định dự toán kế hoạch về bảo hiểm xã hội trung hạn. Bên cạnh đó, báo cáo chưa làm rõ nguyên tắc xác định mức tham chiếu, việc xây dựng mức tham chiếu được thực hiện như thế nào”, đại biểu chỉ rõ.

Nữ đại biểu tỉnh Hà Tĩnh cho hay, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm để tính mức hưởng bảo hiểm xã hội là vấn đề quan trọng được các đối tượng tham gia quan tâm trước tiên. “Khi cơ sở tính toán chưa được triển khai thì bảo hiểm xã hội liệu có khả thi?”, đặt vấn đề này, đại biểu đề nghị cần cân nhắc lại việc Luật Bảo hiểm xã hội được thông qua trước bảng lương do Nhà nước ban hành.

vna_potal_ky_hop_thu_7_quoc_hoi_khoa_xv_quoc_hoi_thao_luan_ve_du_thao_luat_bao_hiem_xa_hoi_sua_doi_7397310.jpg
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu Trần Thị Hoa Ry phát biểu. Ảnh: An Đăng – TTXVN

Còn theo đại biểu Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu), hầu hết các quy định trong dự thảo luật đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến chính sách tiền lương, vì đây là căn cứ để thu, chi và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội.

Qua nghiên cứu các báo cáo trình thời gian qua, đại biểu nhận thấy trong báo cáo giải trình tiếp thu của Chính phủ nội dung này cũng chưa thống nhất. Báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy, đánh giá việc chuẩn bị chính sách này còn nhiều bất cập. Cho đến nay chưa có báo cáo đánh giá đầy đủ tác động chính sách gửi đến đại biểu Quốc hội theo đúng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bởi vì, thực chất chính sách này mới phát sinh từ ngày 23/5/2024. Việc sử dụng cũng như chính sách liên quan đến Quỹ bảo hiểm xã hội là vấn đề rất lớn, nên việc thay đổi chính sách này không thể không lấy ý kiến rộng rãi người lao động trong bối cảnh cải cách tiền lương “vì bình thì cũ nhưng rượu thì mới”.

“Cho rằng việc giữ nguyên Điều 62, Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và hiện nay chuyển sang Điều 76, Điều 77 dự thảo mới thì không có tác động là hoàn toàn không chính xác, vì tiền lương đã có sự thay đổi căn bản từ 1/7/2024 và không rõ mức tham chiếu sẽ được xây dựng và tổ chức thực hiện như thế nào, mặt khác lại còn phát sinh chênh lệch giữa người nghỉ lương hưu trước và sau ngày 1/7/2024”, đại biểu này phân tích.

Bên cạnh đó, bà cho rằng, chính sách bảo hiểm xã hội còn là sự chia sẻ giữa các thế hệ, không chỉ là nguyên tắc đóng, hưởng của mỗi cá nhân. Do đó, người đang làm việc bảo hiểm xã hội hôm nay sẽ có tác động đến lương hưu của người đã nghỉ hưu. Sự chia sẻ giữa các thế hệ cần phải được quan tâm trong quá trình cải cách tiền lương để người làm việc và người nghỉ hưu không có khoảng cách quá xa về tiền lương hưu, cũng như thu nhập theo quan điểm của Nghị quyết 28. Bà kiến nghị vấn đề này cần phải có đánh giá tác động và nghiên cứu thấu đáo.

Nhiều đại biểu đề nghị xem xét thông qua dự án luật này tại Kỳ họp thứ 8, để có thêm thời gian đánh giá sự ổn định cũng như đánh giá tác động thực tế của các chính sách cải cách tiền lương đối với chính sách bảo hiểm xã hội và các dự án luật liên quan. Luật chỉ nên ban hành khi đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, quyền lợi của người lao động trên cơ sở nguyên tắc đóng hưởng. Một đạo luật tốt sẽ tạo ra sự an tâm cho người dân, người lao động và vấn đề kinh tế, xã hội, bảo đảm tăng trưởng Quỹ bảo hiểm xã hội trong dài hạn và khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ.

vna_potal_ky_hop_thu_7_quoc_hoi_khoa_xv_quoc_hoi_tiep_tuc_thao_luan_ve_du_thao_luat_bao_hiem_xa_hoi_sua_doi_7397587.jpg
Đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang Ma Thị Thúy phát biểu ý kiến. Ảnh: Minh Đức – TTXVN

“Quốc hội cần lùi thời điểm xem xét thông qua Luật Bảo hiểm xã hội sang Kỳ họp thứ 8 để đảm bảo đánh giá đầy đủ tác động chính sách tiền lương mới đối với các quy định của Luật và lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động là đông đảo người lao động. Chúng ta không thể quyết định chính sách liên quan đến quyền lợi của người lao động dựa trên tiền của người lao động và người sử dụng lao động đóng góp trực tiếp, mà bản thân họ lại không được tham gia ý kiến”, đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị.

Theo bà Ma Thị Thúy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần chỉ đạo Chính phủ thực hiện đầy đủ việc lấy ý kiến người lao động để bảo đảm chính sách nghiên cứu khi ban hành được khả thi, hiệu quả với chính sách tốt hơn, tiến bộ hơn so với Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Chu Thanh Vân

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Phú Yên: Diện mạo phát triển mới, điểm đến hấp dẫn, thân thiện

50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Phú Yên: Diện mạo phát triển mới, điểm đến hấp dẫn, thân thiện

Tối 1/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Phú Yên (1/4/1975-1/4/2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Dự buổi lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng đông đảo cán bộ, chiến sỹ và nhân dân tỉnh Phú Yên.

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Thông tin ngày 30/3 từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo cho hay, căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về việc cho phép sử dụng từ nguồn tiết kiệm 5% kinh phí chi thường xuyên năm 2024 để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phân bổ 4.557,773 tỷ đồng để các địa phương triển khai chương trình này trên địa bàn. Đến nay, các địa phương đã nhận được 2.836,8 tỷ đồng từ các bộ, ngành, địa phương, ngân hàng, tập đoàn, đạt gần 82% theo phương án phân công của Ban Chỉ đạo trung ương.

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dâng hương tại Tượng đài chiến thắng Núi Bà

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dâng hương tại Tượng đài chiến thắng Núi Bà

Ngày 30/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dẫn đầu đoàn công tác, cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định, đã đến dâng hương, hoa tại Tượng đài chiến thắng Núi Bà (huyện Phù Cát), nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 - 31/3/2025).

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Ngày 29/3, Bộ Y tế có văn bản hỏa tốc gửi Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ về việc tăng cường công tác phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật "Đảng trong Mùa xuân Đại thắng". Ảnh: Thống Nhất – TTXVN

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”

Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 28/3, tại Nhà hát Trưng Vương, thành phố Đà Nẵng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”.

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp; trên cơ sở kết quả thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thời gian qua, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.

Bộ Nội vụ đang tham mưu xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, sáp nhập một số tỉnh, thành phố

Bộ Nội vụ đang tham mưu xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, sáp nhập một số tỉnh, thành phố

Ông Phan Trung Tuấn, Vụ trưởng Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ) cho biết, Bộ Nội vụ đang khẩn trương phối hợp với các cơ quan Trung ương, địa phương để tham mưu trình các cấp có thẩm quyền Đề án về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên thực hiện “3 tiên phong”, “6 trọng tâm” cùng đất nước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên thực hiện “3 tiên phong”, “6 trọng tâm” cùng đất nước vào kỷ nguyên mới

Nhân kỷ niệm kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2025), tối 23/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ trao Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024, với chủ đề “Sứ mệnh vinh quang” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức. Tại đây, Thủ tướng đề nghị Thanh niên Việt Nam thực hiện “3 tiên phong” và “6 trọng tâm”, cùng cả nước chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới.

Đã dập tắt đám cháy rừng ở núi Nghiêm (Tuyên Quang)

Đã dập tắt đám cháy rừng ở núi Nghiêm (Tuyên Quang)

Thông tin từ UBND huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, đến 8 giờ ngày 22/3, các đám cháy rừng tại núi Nghiêm, xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã được dập tắt. Để đảm bảo các đám cháy không bùng phát trở lại, các lực lượng chức năng vẫn chốt tại hiện trường để ứng phó.

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số đấu tranh với âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết

Tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số đấu tranh với âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết

Ngày 19/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Đề án "Quân đội tham gia tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số tích cực đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch trong tình hình mới" (Đề án 57) của Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ Đề án 57.

Đồng bào các dân tộc Lâm Đồng gửi gắm niềm tin với "cuộc cách mạng"

Đồng bào các dân tộc Lâm Đồng gửi gắm niềm tin với "cuộc cách mạng"

Chiều 19/3, tại thành phố Đà Lạt, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội nghị gặp mặt đại biểu đại diện các tầng lớp nhân dân trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2025. Hội nghị có sự tham gia của 36 đại biểu đại diện cho đồng bào các dân tộc tỉnh Lâm Đồng cùng nhiều đại diện sở, ngành của địa phương.