Được các nhà khảo cổ học Việt - Pháp phát hiện năm 1938, động Trung Trang với chiều dài 300m xuyên qua núi, bao quanh bởi những thảm thực vật phong phú và đa dạng tạo nên không khí trong lành cho du khách tham quan. Ngay từ cửa động, du khách đã thấy hình khối của một nàng tiên cá mặc bộ áo xiêm cúi chào quý khách đến với hành trình khám phá đầy thú vị.
|
Động Trung Trang có lối vào và lối ra khác nhau với chiều dài 300m xuyên qua núi. |
|
Nhũ đá có hình chiếc Cup vàng bóng đá thế giới. |
|
Các khối thạch nhũ trong Động Trung Trang óng ánh như pha lê. |
Do bị nước mưa ngấm và chảy qua những khe đá xuống lòng động nên Động Trung Trang xuất hiện khá nhiều những măng đá đẹp. Theo nghiên cứu của những nhà khoa học, những lớp nhũ đá, măng đá nơi đây có độ tuổi khoảng 6 triệu năm. Đặc biệt trong động còn có những trụ đá được tạo nên khi nhũ đá và măng đá gặp nhau mà khi dùng tay vỗ vào sẽ nghe thấy âm thanh vang lên giống như những bản nhạc.
|
Qua sự kiến tạo hàng nghìn năm, Động Trung Trang là một hang động lớn với vẻ đẹp kì vĩ của tạo hóa. |
|
Nhũ đá tạo ra hình xác ướp theo trí tưởng tưởng của du khách. |
|
Măng đá hình tượng Phật Di Lặc. |
Đi sâu vào trong động mới cảm nhận được sự kỳ vĩ của kiến tạo địa hình karst được thiên nhiên ban tặng. Những tảng thạch nhũ còn nguyên độ sắc cạnh và óng ánh như pha lê được du khách tưởng tượng thành những hình thù khác nhau như bộ xương đại bàng, cá sấu, cúp bóng đá, chiếc vương miện...
|
Nhũ đá hình con voi. |
|
Động Trung Trang có một hệ sinh thái trong bóng tối huyền bí, là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật như dơi, chim, côn trùng và bò sát. |
Tại vòm cao nhất của động được người ta ví như kho vàng của bà chúa Trung Trang với những nhũ đá lấp lánh có màu sắc khác nhau giống như báu vật vào những ngày trời nắng.
|
Du khách thích thú khi tham quan động Trung Trang. |
|
Cửa sau của Động Trung Trang. |
Khám phá Động Trung Trang khiến cho du khách vô cùng thích thú, có cảm giác như đang lạc vào thiên đường trong lòng đất./.
|
Động Trung Trang có địa chất tiêu biểu cho quần thể hơn 150 hang động lớn, nhỏ trên quần đảo Cát Bà. Ở đây, các nhà khao học đã tìm được xương hóa thạch, các công cụ bằng đá của người Việt tiền sử. |
Người dân vùng huyện đảo Cát Hải còn lưu truyền truyền thuyết rằng, Cát Bà là một quần đảo xinh đẹp và cũng là một vị trí chiến lược hết sức trọng yếu của nước ta nên giặc ngoại xâm nhiều lần đem quân xâm chiếm. Để giữ bờ cõi và bảo vệ người dân trên đảo, Bà Chúa Trung Trang đã triệu tập thanh niên trai tráng và các ông ra biển để đánh giặc. Trên đảo chỉ còn lại các bà làm công tác hậu phương nên đảo được gọi tên là Các Bà. Đảo nhỏ ngoài khơi, nơi các ông dựng chiến tuyến chống giặc được gọi là đảo Các Ông. Sau khi đã đánh đuổi được quân thù, Bà Chúa Trung Trang trở về ngự ở hang động để tu luyện và bảo vệ cho người dân trên đảo có cuộc sống bình an. Từ đó, nhân dân từ khắp nơi về đây cư trú, sinh sống ngày một đông hơn và người ta gọi chệch đi thành đảo Cát Bà và Cát Ông như hiện nay. |