Kiên Giang đặt mục tiêu thêm 4 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Đường giao thông và nhà dân xây dựng khang trang ở xã nông thôn mới Thạnh Lộc, huyện Châu Thành (Kiên Giang). Ảnh: Lê Huy Hải - TTXVN
Đường giao thông và nhà dân xây dựng khang trang ở xã nông thôn mới Thạnh Lộc, huyện Châu Thành (Kiên Giang). Ảnh: Lê Huy Hải - TTXVN

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung cho biết, để tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh phấn đấu đến năm 2025 có 116/116 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 100%; trong đó, 40 xã nông thôn mới nâng cao và 15 xã kiểu mẫu.

Kiên Giang đặt mục tiêu thêm 4 huyện đạt chuẩn nông thôn mới ảnh 1 Đường giao thông và nhà dân xây dựng khang trang ở xã nông thôn mới Thạnh Lộc, huyện Châu Thành (Kiên Giang). Ảnh: Lê Huy Hải - TTXVN

Cùng đó, có thêm 4 huyện đạt chuẩn nông thôn mới là Kiên Lương, An Biên, Kiên Hải và An Minh, nâng tổng số toàn tỉnh có 9/15 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; trong đó, 2 huyện nông thôn mới nâng cao.

Ngoài ra, tỉnh còn xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng tăng cường thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, liên kết sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng, có sức cạnh tranh cao.

Mặt khác, đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp và tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ cao vào sản xuất, chú trọng tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, bảo quản nông – thủy sản và thực phẩm theo hướng chất lượng, an toàn.

Đồng thời, huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo sự đồng thuận trong nhân dân và toàn xã hội đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở địa phương trong xây dựng nông thôn mới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung nhấn mạnh: tỉnh sẽ tập trung thực hiện hiệu quả 6 chương trình chuyên đề trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn và giải quyết các vấn đề tồn tại trong xây dựng nông thôn mới.

Cụ thể là Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP); tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn; phát triển du lịch nông thôn; nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự; khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới; chuyển đổi số, hướng tới nông thôn mới thông minh.

Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Kiên Giang chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 – 2025, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở tham gia thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới.

Hơn nữa, tỉnh không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân trên địa bàn nông thôn, tạo sự cân bằng tương đối giữa các vùng miền, nhất là tạo sự chuyển biến nhanh đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn… thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn.

Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quang nông thôn sạch đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Đến nay, tỉnh Kiên Giang có 101/116 xã và 5/15 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới gồm Tân Hiệp, Gò Quao, Giồng Riềng, Vĩnh Thuận và thành phố Hà Tiên hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Lê Huy Hải

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm