Hiện nay, ngoài thế mạnh chủ lực là sản xuất lúa trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang thì những năm qua, nhiều địa phương của huyện này chuyển hướng phát triển kinh tế vườn rừng tràm trên đất trồng lúa kém hiệu quả, đất hoang hóa, nhiễm phèn nặng. Mô hình này trồng cây tràm kết hợp gác kèo ong lấy mật, nuôi cá đồng, ốc… mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, giúp nông dân vươn lên làm giàu chính đáng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung cho biết, để tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh phấn đấu đến năm 2025 có 116/116 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 100%; trong đó, 40 xã nông thôn mới nâng cao và 15 xã kiểu mẫu.
Những vườn dâu da sum suê, trĩu quả ở ấp Bến Nhứt, xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng từ lâu là điểm du lịch sinh thái nổi tiếng của tỉnh Kiên Giang. Nhờ nguồn vốn vay 400 triệu đồng của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, bà con nơi đây đã có thêm điều kiện để mở rộng, cải tạo vườn dâu, mang lại hiệu quả kinh tế cao và ngày càng thu hút du khách từ khắp nơi đến tham quan, giải trí.
Mô hình trồng rau nhút tại ấp Cái Đuốc Lớn, xã Ngọc Chúc, huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) thời gian qua với hiệu quả kinh tế cao đang được địa phương tìm cách nhân rộng để bà con nông dân có thêm hướng sản xuất mới, góp phần phát triển kinh tế gia đình.