Hoa loa kèn là một loài thực vật có hoa với tên khoa học Lilium longiflorum Thunb. (họ Liliaceae). Loài cây này xuất xứ từ Nhật Bản và đảo Ryukyu nhưng được du nhập vào Việt Nam từ Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Châu Âu từ thế kỷ 20 với nhiều màu sắc khác nhau. Tuy nhiên đến nay thì loa kèn màu trắng là còn tồn tại và được ưa chuộng nhất.
Hoa loa kèn du nhập vào nước ta cùng với hoa phăng (hoa cẩm chướng)… Huệ tây được trồng đầu tiên tại Ðà Lạt, vì nơi đây có khí hậu ôn đới rất phù hợp với đặc tính của loa kèn, sau đó phát triển dần sang các tỉnh khác. Trong các loài hoa du nhập vào nước ta như các loài hồng, cẩm chướng, violet… thì hoa loa kèn được người tiêu dùng ưa chuộng hơn cả. Nhất là với Hà Nội, hoa loa kèn được coi là một thứ hoa sang trọng, quyền quý… một thứ gì đó trong sáng, nhẹ nhàng đặc trưng của Hà Nội mỗi khi tháng tư về … Trước Cách mạng Tháng Tám, hầu như loa kèn là một thú chơi của dân nhà giàu, có một chút gì hướng ngoại, hướng về phương Tây. Bởi vì, nước Pháp khi xưa được gọi là vương quốc của loa kèn hay huệ tây. Với người Pháp, huệ tây là biểu thị của lòng trong trắng, trinh tiết.
Hoa loa kèn được trồng chủ yếu vào tháng 9, 10 và đến tận tháng 4 năm sau mới cho thu hoạch. Nếu được chăm sóc tốt, đủ chất dinh dưỡng thì một củ giống cho tới 15-17 hoa nếu không nó chỉ cho từ 1-2 hoa. Để trồng cây hoa loa kèn đúng kỹ thuật phải cẩn thận từ khâu chọn và làm đất.
I. Chọn và làm đất:
– Đất phải có thành phần cơ giới nhẹ. Đất thích hợp là đất xốp, nhiều mùn, độ ẩm vừa phải, thoát nước nhanh nhưng giữ ẩm tốt. Đất thịt, đất nghèo dinh dưỡng pha sét hay cát pha nhiều không thích hợp cho sinh trưởng phát triển. Đất trồng hoa phải trảng nắng, tránh xa nơi có lò gạch, gần nhà máy có khói than.
– Đất phải cày bừa, đập vỡ khỏang 3 lần, mỗi lần cách nahu 5-7ngày đất sau khi làm xong phải nắm đựợc thành cục bỏ trong tay không bị vỡ ngay là được. Làm luống cao, mặt luống phải thật phẳng sẻ rãnh rồi bòn phân thật hoai hay bón trước mùa đông rồi mới trồng. Lượng phân bón là:
– Phân ủ mục: 2m3/sào
+ Lân: 5kg/sào
+ Kali 5kg/sào
– Khi trồng đặt củ giống vào rãnh hàng cách hành 45cm, củ cách củ 30cm, lấp đất sâu vừa phải 4-5cm, nếu lấp sâu cây cành khó mọc. Khi hoa vươn cao cần tưới nước phân pha loãng ½-1/5 lần, rồi xới xáo vun cao cho cây khỏi đổ. Cây loa kèn cứng nên không phải cắm cọc. Khi cây bắt đầu nhú hoa thì ngừng vun và xới xáo.
Một điều cần chú ý khi trồng cây hoa loa kèn là lá thường bị khô đầu lá do thiếu dinh dưỡng. Vì vậy, cần bổ sung dinh dưỡng qua lá hay rễ bằng cách phun lên lá một lượng lân và 1% ure. Trường hợp lá bị sọc vàng gân lá, ta xới thoáng gốc và phun Zinép-Basudin. Khi đến thời điểm thu hoạch mà gặp thời tiết nóng ẩm cũng hay có hiện tượng bị rỉ sắt lá, nên phòng chống bằng Shimel 1%.
II. Thời vụ:
– Loa kèn trồng vào tháng 10-11 và cho hoa vào tháng 4. Gần đây ở nhiều nơi cũng trồng sớm hơn để hy vọng cho hoa vào tết nguyên đán nhưng không thích hợp nên khó trồng. Nếu trồng sớm, cây con bị nắng tỷ lệ chết cao, để tránh nắng có thể phải che bằng cách trồng cây khác. Từ trồng đến lúc mọc có thể tới 45-48 ngày. Để tránh cỏ mọc người ta phải phủ 1 lớp rạ mỏng, vừa hạn chế cỏ, vừa che phủ đất để giữ ẩm.
III. Thu hoạch và phân giống:
– Cắt hoa vào lúc bông hé nứt đầu cánh, chừa lại phần gốc 20-15cm có cả lá để cây nuôi củ. Hoa cắt xong có thể cắm ngay vào nước. Khi nhiều có thể để trong tủ lạnh 10-180C trong vòng 15-18 giờ đồng hồ, để hạn chế héo và nở sớm.
– Phần củ thân còn lại tiếp tục chăm sóc, xới xáo cho đến tháng 4 rồi mới đào củ. Củ đào lên đem rũ đất rồi cho vào cát (như bảo quản bưởi). Khi bảo quản cần giữ nguyên cả thân tới vụ trồng sau. Khi củ đem trồng cần cắt bỏ phần thân củ, phân loại củ to, củ nhỏ, củ nhỡ để trồng theo từng lô riêng, tiện cho việc chăm sóc cho đồng đều. Để thu hoạch làm nhiều thời vụ, cung cấp cho thị trường, cần làm thành nhiều đợt trong thời vụ chính tháng 10-tháng 11.
IV. Dịch bệnh:
– Củ loa kèn trắng nhiều nước, rất rễ thối, không nên để quá lâu trong đất. Khi bảo quản củ giống trong cát, cứ 15-20 ngày đảo lại một lần, loại bỏ củ nhỏ, củ thối dịch bệnh. Những củ thối cần vứt bỏ cả phần cát nơi bảo quản.
– Lá thường bị khô đầu lá do thiếu dinh dưỡng. Cần bổ sung dinh dưỡng qua lá hay rễ. Phun lên lá vài lượng lân và 1% ure.
– Trường hợp lá bị sọc vàng gân lá, ta xới thoáng gốc và phun Zinép-Basudin.
– Thời tiết nóng ẩm lúc sang thu hoạch cũng hay có hiện tượng bị rỉ sắt lá, cần chý ý phòng chống bằng Shimel 1%.
– Sâu hại hoa Loa kèn thường ít xảy ra thành dịch.
Hoa loa kèn du nhập vào nước ta cùng với hoa phăng (hoa cẩm chướng)… Huệ tây được trồng đầu tiên tại Ðà Lạt, vì nơi đây có khí hậu ôn đới rất phù hợp với đặc tính của loa kèn, sau đó phát triển dần sang các tỉnh khác. Trong các loài hoa du nhập vào nước ta như các loài hồng, cẩm chướng, violet… thì hoa loa kèn được người tiêu dùng ưa chuộng hơn cả. Nhất là với Hà Nội, hoa loa kèn được coi là một thứ hoa sang trọng, quyền quý… một thứ gì đó trong sáng, nhẹ nhàng đặc trưng của Hà Nội mỗi khi tháng tư về … Trước Cách mạng Tháng Tám, hầu như loa kèn là một thú chơi của dân nhà giàu, có một chút gì hướng ngoại, hướng về phương Tây. Bởi vì, nước Pháp khi xưa được gọi là vương quốc của loa kèn hay huệ tây. Với người Pháp, huệ tây là biểu thị của lòng trong trắng, trinh tiết.
Hoa loa kèn |
Hoa loa kèn được trồng chủ yếu vào tháng 9, 10 và đến tận tháng 4 năm sau mới cho thu hoạch. Nếu được chăm sóc tốt, đủ chất dinh dưỡng thì một củ giống cho tới 15-17 hoa nếu không nó chỉ cho từ 1-2 hoa. Để trồng cây hoa loa kèn đúng kỹ thuật phải cẩn thận từ khâu chọn và làm đất.
I. Chọn và làm đất:
– Đất phải có thành phần cơ giới nhẹ. Đất thích hợp là đất xốp, nhiều mùn, độ ẩm vừa phải, thoát nước nhanh nhưng giữ ẩm tốt. Đất thịt, đất nghèo dinh dưỡng pha sét hay cát pha nhiều không thích hợp cho sinh trưởng phát triển. Đất trồng hoa phải trảng nắng, tránh xa nơi có lò gạch, gần nhà máy có khói than.
– Đất phải cày bừa, đập vỡ khỏang 3 lần, mỗi lần cách nahu 5-7ngày đất sau khi làm xong phải nắm đựợc thành cục bỏ trong tay không bị vỡ ngay là được. Làm luống cao, mặt luống phải thật phẳng sẻ rãnh rồi bòn phân thật hoai hay bón trước mùa đông rồi mới trồng. Lượng phân bón là:
– Phân ủ mục: 2m3/sào
+ Lân: 5kg/sào
+ Kali 5kg/sào
– Khi trồng đặt củ giống vào rãnh hàng cách hành 45cm, củ cách củ 30cm, lấp đất sâu vừa phải 4-5cm, nếu lấp sâu cây cành khó mọc. Khi hoa vươn cao cần tưới nước phân pha loãng ½-1/5 lần, rồi xới xáo vun cao cho cây khỏi đổ. Cây loa kèn cứng nên không phải cắm cọc. Khi cây bắt đầu nhú hoa thì ngừng vun và xới xáo.
Một điều cần chú ý khi trồng cây hoa loa kèn là lá thường bị khô đầu lá do thiếu dinh dưỡng. Vì vậy, cần bổ sung dinh dưỡng qua lá hay rễ bằng cách phun lên lá một lượng lân và 1% ure. Trường hợp lá bị sọc vàng gân lá, ta xới thoáng gốc và phun Zinép-Basudin. Khi đến thời điểm thu hoạch mà gặp thời tiết nóng ẩm cũng hay có hiện tượng bị rỉ sắt lá, nên phòng chống bằng Shimel 1%.
II. Thời vụ:
– Loa kèn trồng vào tháng 10-11 và cho hoa vào tháng 4. Gần đây ở nhiều nơi cũng trồng sớm hơn để hy vọng cho hoa vào tết nguyên đán nhưng không thích hợp nên khó trồng. Nếu trồng sớm, cây con bị nắng tỷ lệ chết cao, để tránh nắng có thể phải che bằng cách trồng cây khác. Từ trồng đến lúc mọc có thể tới 45-48 ngày. Để tránh cỏ mọc người ta phải phủ 1 lớp rạ mỏng, vừa hạn chế cỏ, vừa che phủ đất để giữ ẩm.
III. Thu hoạch và phân giống:
– Cắt hoa vào lúc bông hé nứt đầu cánh, chừa lại phần gốc 20-15cm có cả lá để cây nuôi củ. Hoa cắt xong có thể cắm ngay vào nước. Khi nhiều có thể để trong tủ lạnh 10-180C trong vòng 15-18 giờ đồng hồ, để hạn chế héo và nở sớm.
– Phần củ thân còn lại tiếp tục chăm sóc, xới xáo cho đến tháng 4 rồi mới đào củ. Củ đào lên đem rũ đất rồi cho vào cát (như bảo quản bưởi). Khi bảo quản cần giữ nguyên cả thân tới vụ trồng sau. Khi củ đem trồng cần cắt bỏ phần thân củ, phân loại củ to, củ nhỏ, củ nhỡ để trồng theo từng lô riêng, tiện cho việc chăm sóc cho đồng đều. Để thu hoạch làm nhiều thời vụ, cung cấp cho thị trường, cần làm thành nhiều đợt trong thời vụ chính tháng 10-tháng 11.
IV. Dịch bệnh:
– Củ loa kèn trắng nhiều nước, rất rễ thối, không nên để quá lâu trong đất. Khi bảo quản củ giống trong cát, cứ 15-20 ngày đảo lại một lần, loại bỏ củ nhỏ, củ thối dịch bệnh. Những củ thối cần vứt bỏ cả phần cát nơi bảo quản.
– Lá thường bị khô đầu lá do thiếu dinh dưỡng. Cần bổ sung dinh dưỡng qua lá hay rễ. Phun lên lá vài lượng lân và 1% ure.
– Trường hợp lá bị sọc vàng gân lá, ta xới thoáng gốc và phun Zinép-Basudin.
– Thời tiết nóng ẩm lúc sang thu hoạch cũng hay có hiện tượng bị rỉ sắt lá, cần chý ý phòng chống bằng Shimel 1%.
– Sâu hại hoa Loa kèn thường ít xảy ra thành dịch.
Theo hatgionghanoi.com