Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 29/CĐ-TTg ngày 3/4/2025 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngày 5/12, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) diễn ra Lễ khai mạc Không gian trưng bày, triển lãm ngoài trời với chủ đề “Thiên đường Tây Nguyên - Gia Lai”. Không gian trưng bày, triển lãm cổ vật của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên diễn ra đến ngày 31/12/2024.
Nằm trong chuỗi sự kiện “ Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai 2023”với chủ đề “Gia Lai- Những sắc màu văn hóa” và Liên hoan Trình diễn Cồng chiêng Tây Nguyên Gia Lai 2023. Ngày 11/11/2023, hơn 1.000 nghệ nhân của 21 đoàn đến từ 5 tỉnh Tây Nguyên đã ra mắt, tái hiện không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng, mang đến trải nghiệm mới lạ, hấp dẫn cho du khách.
Ngày 16/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Israel phối hợp với nhà hàng Viet-Taam đã khai trương không gian văn hóa, ẩm thực Việt tại thành phố Netanya, miền Trung Israel.
Xây dựng các sản phẩm du lịch trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả sau dịch COVID-19 tại các bảo tàng, di tích tại Hà Nội đang là vấn đề khiến nhiều bảo tàng, di tích trăn trở trong quá trình tìm cách phục hồi du lịch sau khi kiểm soát được dịch bệnh. Tọa đàm Xây dựng sản phẩm văn hóa phục vụ du lịch thời kỳ hậu COVID-19 tại các bảo tàng, di tích ở Hà Nội tổ chức tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám ngày 11/11 với sự tham gia của các di tích, bảo tàng trên địa bàn Thủ đô đã hé mở ra nhiều hướng đi sáng tạo, kỳ vọng sẽ tạo luồng sinh khí mới cho du lịch Thủ đô.
So với các thành phố lớn trên cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh sớm có sự thúc đẩy phát triển không gian văn hóa công cộng trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị. Tuy nhiên, ghi nhận thực tế cho thấy, các không gian văn hóa công cộng của thành phố còn nhiều hạn chế, cần giải pháp quy hoạch, chiến lược quảng bá nghệ thuật cụ thể nhằm tạo sự phong phú, điểm nổi bật trong phát triển diện mạo Thành phố Hồ Chí Minh.
Không gian công cộng ở Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa được quy hoạch, quản lý và phát triển đúng tầm, tương xứng với tốc độ đô thị hóa và tầm nhìn trong chiến lược phát triển Thành phố. Đây là đánh giá của các chuyên gia văn hóa tại buổi Tọa đàm “Không gian văn hóa công cộng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng, nhu cầu và giải pháp” do Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Kiến trúc sư Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 3/12.
Không gian hỗ trợ hệ sinh thái blockchain đầu tiên tại Việt Nam - All In Station (AIS) đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 18/8. AIS có tổng diện tích gần 1.000m2 đặt tại Khu đô thị Sala, Quận 2, với nhiều khu vực được thiết kế linh hoạt dành riêng cho các mục đích hoạt động khác nhau như thư viện đọc sách, nơi làm việc nhóm, nơi tổ chức các buổi giao lưu, hội thảo...
Tối 20/1/2018, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên phối hợp với Sở Du lịch Hà Nội tổ chức không gian văn hóa du lịch Điện Biên tại vườn hoa Tượng đài Lý Thái Tổ thuộc khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đông đảo du khách đã hào hứng tham quan, trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc Điện Biên.
Ngày 6/6, nhà du hành vũ trụ người Mỹ Jeff Williams cùng cộng sự người Nga Oleg Skripochka đã lần đầu tiên đặt chân vào ngôi nhà không gian bơm hơi BEAM trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) sau 2 năm thử nghiệm.
Công cuộc chinh phục không gian trước đây đã ghi nhận rất nhiều công lao đóng góp của các nhà khoa học Liên Xô, trong đó có tổng công trình sư Sergey Pavlovich Korolyov, người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp phát triển hàng không vũ trụ của Liên Xô.
Cộng đồng khoa học quốc tế đã yêu cầu các nhà khoa học Nga phát triển hệ thống có khả năng làm chệch hướng tiểu hành tinh đe dọa Trái Đất với sự trợ giúp của các vụ nổ hạt nhân trong không gian.
Lần đầu tiên trong lịch sử có một bông hoa đã nở trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS). Thông tin kỳ diệu trên do phi hành gia người Mỹ tại ISS Scott Kelly đăng tải trên trang Twitter cá nhân hôm 16/1.
Khi cái lạnh của ngày đông bắt đầu len lỏi trong từng ngõ ngách Phố núi cũng là lúc Giáng sinh-mùa của yêu thương và đầm ấm-đã cận kề. Dưới bầu không khí ấy, những người con xa quê lại chộn rộn, khát khao cảm giác được đoàn tụ và sum họp bên gia đình. Cùng chung nỗi niềm, ông Quỳnh Hội-chủ nhân quán Nhà Tôi (số 439 Ngô Quyền, xã Trà Đa, TP. Pleiku) đã quyết định tiếp tục mở phiên chợ mùa đông với mong muốn xua tan nỗi nhớ nhà và đem đến một không gian gần gũi, ấm cúng cho thực khách trong dịp Noel này.
Người Bahnar, Jrai không “làm”, không “diễn” nghệ thuật. Mọi thứ xuất phát và là sản phẩm của tâm hồn họ, không thể đổi chác, bán mua. Vì nếu vậy thì đấy là một sự xúc phạm ghê gớm.
Kbang (Gia Lai) được biết đến như là một trong những vùng đất giàu bản sắc văn hóa và là cái nôi của cách mạng. Ngày nay, buôn làng đã khoác lên mình màu áo mới của sự no ấm, người Bahnar nơi đây càng ý thức sâu sắc hơn việc gìn giữ báu vật muôn đời: cồng chiêng.
Năm 2005, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu phi vật thể của nhân loại, trong đó di sản văn hóa cồng chiêng của đồng bào Mạ, K’Ho, Churu, M’Nông trên địa bàn Lâm Đồng là một bộ phận quan trọng của không gian ấy. Năm 2009, Sở VH-TT-DL Lâm Đồng đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng các dân tộc Tây Nguyên tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 - 2010 và tầm nhìn 2015”. Có thể nói, 5 năm qua, Không gian văn hóa cồng chiêng của các dân tộc bản địa Lâm Đồng chịu sức ép lớn của cuộc sống hiện đại.