Sergey Pavlovich Korolyov là người đã chế tạo thành công vũ khí tên lửa chiến lược Nga tầm trung bình và liên lục địa, là người đặt nền móng cho ngành du hành vũ trụ ứng dụng... Có thể nói, Sergey Pavlovich Korolyov là người góp phần đưa nước Nga trở thành một cường quốc hàng đầu về không gian vũ trụ.
Sergei Pavlovich Korolyov sinh ngày 12/1/1907 tại thành phố Zhitomir. Từ những năm học phổ thông, Korolyov đã tỏ ra có những năng khiếu vượt trội và đam mê kỹ thuật hàng không mà khi đó còn là ngành rất mới mẻ. Năm 17 tuổi, Korolyov đã thiết kế một thiết bị bay có cấu tạo độc đáo - “máy bay không motor K - 5”.
Năm 1924, Korolyov đăng ký học chuyên ngành kỹ thuật hàng không của Học viện Kỹ thuật Kiev. Hết năm thứ 2, ông được chuyển lên học tại trường Đại học Kỹ thuật Bauman Moskva.
Sau khi tốt nghiệp năm 1929, Korolyov bắt đầu làm việc tại Cục Thiết kế Hàng không số 4 (OPO - 4). Khi mới 23 tuổi, ông đã là kỹ sư trưởng của nhóm chế tạo máy bay ném bom hạng nặng TB - 3. Cùng với Friedrich Zander, Korolyov đã thành lập “Nhóm nghiên cứu về chuyển động phản lực”, một trong những tổ chức đầu tiên của Liên Xô nghiên cứu về tên lửa được chính phủ tài trợ. Sau một số thành công, nhóm của ông đã được quân đội tài trợ.
Năm 1933, nhóm nghiên cứu của Korolyov đã phóng thành công tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng đầu tiên (GIRD - 09). Cũng trong năm này, chính phủ Liên Xô quyết định kết hợp nhóm của Korolyov với phòng thí nghiệm khí động lực học tại Leningrad thành Viện Nghiên cứu chuyển động phản lực, Korolyov đảm trách chức vụ phó giám đốc. Viện có nhiệm vụ tập trung phát triển các tên lửa hành trình và các tàu lượn động cơ phản lực có người lái. Năm 1934, Korolyov xuất bản cuốn sách “Bay lên tầng bình lưu bằng tên lửa”.
Trong thời gian Chiến tranh Thế giới thứ hai, Korolyov đã tham gia chế tạo các loại máy bay ném bom Tu - 2, Pe - 2 và nghiên cứu phát triển các thế hệ máy bay phản lực.
Với những đóng góp trong việc phát triển các động cơ phản lực và máy bay quân sự, năm 1945, Korolyov được phong hàm đại tá. Cùng với các nhà khoa học Liên Xô, ông đến Đức để thu thập và tiếp quản kỹ thuật chế tạo tên lửa V - 2.
Với vị trí mới là tổng công trình sư phát triển các loại tên lửa đạn đạo tầm xa, sau hàng loạt nghiên cứu và cải tiến, tháng 8 năm 1957, Korolyov và nhóm nghiên cứu đã phóng thử nghiệm thành công tên lửa R - 7, là tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên trên thế giới.
Trong quá trình phát triển các thế hệ tên lửa đạn đạo, Korolyov cũng quan tâm đến việc sử dụng tên lửa cho các chuyến bay ra ngoài không gian. Từ năm 1953, ông đã đưa ra những kiến nghị sử dụng R - 7 để phóng vệ tinh. Năm 1957, ngành vật lý địa cầu quốc tế đã chứng kiến những cột mốc đầu tiên trong chuỗi thành công rực rỡ của Korolyov trong vai trò “kiến trúc sư trưởng” của chương trình không gian Liên Xô.
Trong cuộc chạy đua phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên với Mỹ, nhóm nghiên cứu của Korolyov cải tiến mục đích sử dụng của tên lửa R - 7 cũng như chế tạo vệ tinh nhân tạo đầu tiên trong vòng chưa đầy 3 tháng. Ngày 4/10/1957, tàu Sputnik - 1 đã được phóng thành công, chính thức mở ra con đường khám phá không gian vũ trụ của loài người. Chưa đầy một tháng sau, Sputnik - 2 đã đưa sinh vật đầu tiên là chú chó Laika vào vũ trụ.
Sau chương trình Sputnik, Korolyov tiếp tục mục tiêu hướng tới Mặt Trăng. Tháng 1/1959, Luna - 1 đã trở thành tàu vũ trụ không người lái đầu tiên “bay lướt” qua Mặt Trăng. Đến tháng 10 cùng năm, tàu Luna - 3 đã cho phép con người lần đầu tiên nhìn thấy bề mặt bị che khuất của vệ tinh tự nhiên của Trái Đất.
Từ năm 1958, Korolyov bắt đầu triển khai kế hoạch đưa con người ra ngoài khoảng không. Ngày 12/04/1961, tàu Vostok - 1 đã đưa Y.Gagarin bay lên chinh phục không gian. Sau 6 lần phóng thành công các tàu Vostok, Korolyov và cộng sự đã chế tạo thành công các tàu Voskhod, cho phép chở theo nhiều nhà du hành. Tháng 3 năm 1965, Alexei Leonov trở thành người đầu tiên thực hiện các hoạt động ngoài phi thuyền (EVA) trên tàu Voskhod - 2.
Trong nỗ lực đưa người lên Mặt Trăng, Korolyov nghiên cứu các tên lửa N - 1, các tàu Soyuz cũng như những thiết bị đổ bộ. Nhưng rất tiếc rằng, vào ngày 14/1/1966, nhà khoa học lỗi lạc của nước Nga Sergey Korolyov đã qua đời khi chưa kịp thực hiện các ý tưởng của mình.
Công lao của Sergey Korolyov đã được ghi nhận bằng rất nhiều huy chương, danh hiệu cao quý như: hai lần nhận danh hiệu Anh hùng Lao động (năm 1956 và 1961), Giải thưởng Lenin (năm 1957), ba lần nhận Huân chương Lenin và là thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Xô viết từ năm 1958.
Sau khi Sergey Korolyov qua đời, tên ông đã được đặt cho một thành phố và nhiều công trình trên đất nước Nga. Trong lĩnh vực thiên văn, tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một crater trên Sao Hỏa và một tiểu hành tinh (asteroid 1855 Korolyov).
Sergei Pavlovich Korolyov sinh ngày 12/1/1907 tại thành phố Zhitomir. Từ những năm học phổ thông, Korolyov đã tỏ ra có những năng khiếu vượt trội và đam mê kỹ thuật hàng không mà khi đó còn là ngành rất mới mẻ. Năm 17 tuổi, Korolyov đã thiết kế một thiết bị bay có cấu tạo độc đáo - “máy bay không motor K - 5”.
Nhà khoa học Sergey Korolyov (trái) và đồng nghiệp năm 1956.
|
Sau khi tốt nghiệp năm 1929, Korolyov bắt đầu làm việc tại Cục Thiết kế Hàng không số 4 (OPO - 4). Khi mới 23 tuổi, ông đã là kỹ sư trưởng của nhóm chế tạo máy bay ném bom hạng nặng TB - 3. Cùng với Friedrich Zander, Korolyov đã thành lập “Nhóm nghiên cứu về chuyển động phản lực”, một trong những tổ chức đầu tiên của Liên Xô nghiên cứu về tên lửa được chính phủ tài trợ. Sau một số thành công, nhóm của ông đã được quân đội tài trợ.
Hình ảnh ông Sergey Korolyov trên một con tem thời Liên Xô năm 1969.
|
Trong thời gian Chiến tranh Thế giới thứ hai, Korolyov đã tham gia chế tạo các loại máy bay ném bom Tu - 2, Pe - 2 và nghiên cứu phát triển các thế hệ máy bay phản lực.
Với những đóng góp trong việc phát triển các động cơ phản lực và máy bay quân sự, năm 1945, Korolyov được phong hàm đại tá. Cùng với các nhà khoa học Liên Xô, ông đến Đức để thu thập và tiếp quản kỹ thuật chế tạo tên lửa V - 2.
Với vị trí mới là tổng công trình sư phát triển các loại tên lửa đạn đạo tầm xa, sau hàng loạt nghiên cứu và cải tiến, tháng 8 năm 1957, Korolyov và nhóm nghiên cứu đã phóng thử nghiệm thành công tên lửa R - 7, là tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên trên thế giới.
Trong quá trình phát triển các thế hệ tên lửa đạn đạo, Korolyov cũng quan tâm đến việc sử dụng tên lửa cho các chuyến bay ra ngoài không gian. Từ năm 1953, ông đã đưa ra những kiến nghị sử dụng R - 7 để phóng vệ tinh. Năm 1957, ngành vật lý địa cầu quốc tế đã chứng kiến những cột mốc đầu tiên trong chuỗi thành công rực rỡ của Korolyov trong vai trò “kiến trúc sư trưởng” của chương trình không gian Liên Xô.
Trong cuộc chạy đua phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên với Mỹ, nhóm nghiên cứu của Korolyov cải tiến mục đích sử dụng của tên lửa R - 7 cũng như chế tạo vệ tinh nhân tạo đầu tiên trong vòng chưa đầy 3 tháng. Ngày 4/10/1957, tàu Sputnik - 1 đã được phóng thành công, chính thức mở ra con đường khám phá không gian vũ trụ của loài người. Chưa đầy một tháng sau, Sputnik - 2 đã đưa sinh vật đầu tiên là chú chó Laika vào vũ trụ.
Sau chương trình Sputnik, Korolyov tiếp tục mục tiêu hướng tới Mặt Trăng. Tháng 1/1959, Luna - 1 đã trở thành tàu vũ trụ không người lái đầu tiên “bay lướt” qua Mặt Trăng. Đến tháng 10 cùng năm, tàu Luna - 3 đã cho phép con người lần đầu tiên nhìn thấy bề mặt bị che khuất của vệ tinh tự nhiên của Trái Đất.
Từ năm 1958, Korolyov bắt đầu triển khai kế hoạch đưa con người ra ngoài khoảng không. Ngày 12/04/1961, tàu Vostok - 1 đã đưa Y.Gagarin bay lên chinh phục không gian. Sau 6 lần phóng thành công các tàu Vostok, Korolyov và cộng sự đã chế tạo thành công các tàu Voskhod, cho phép chở theo nhiều nhà du hành. Tháng 3 năm 1965, Alexei Leonov trở thành người đầu tiên thực hiện các hoạt động ngoài phi thuyền (EVA) trên tàu Voskhod - 2.
Trong nỗ lực đưa người lên Mặt Trăng, Korolyov nghiên cứu các tên lửa N - 1, các tàu Soyuz cũng như những thiết bị đổ bộ. Nhưng rất tiếc rằng, vào ngày 14/1/1966, nhà khoa học lỗi lạc của nước Nga Sergey Korolyov đã qua đời khi chưa kịp thực hiện các ý tưởng của mình.
Công lao của Sergey Korolyov đã được ghi nhận bằng rất nhiều huy chương, danh hiệu cao quý như: hai lần nhận danh hiệu Anh hùng Lao động (năm 1956 và 1961), Giải thưởng Lenin (năm 1957), ba lần nhận Huân chương Lenin và là thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Xô viết từ năm 1958.
Sau khi Sergey Korolyov qua đời, tên ông đã được đặt cho một thành phố và nhiều công trình trên đất nước Nga. Trong lĩnh vực thiên văn, tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một crater trên Sao Hỏa và một tiểu hành tinh (asteroid 1855 Korolyov).
Báo Tin Tức