Theo ông Nguyễn Ngọc Hà, Phó Giám đốc Ban quản lý đầu tư Dự án Vệ sinh môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, chương trình truyền thông về vệ sinh môi trường sẽ được tổ chức xuyên suốt mỗi tháng một lần, kêu gọi ngày càng nhiều lực lượng và người dân tham gia nhằm làm sạch môi trường ở những điểm nóng về rác thải, nhất là ở khu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển du lịch đường thủy trên tuyến kênh này.
Tham gia chương trình, sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thu gom, dọn dẹp rác thải ở khu vực chợ Thị Nghè.
Bạn Võ Huỳnh Văn Huy, sinh viên năm nhất Khoa Xã hội học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Được tham gia chương trình về môi trường như thế này, bản thân cảm thấy rất có ý nghĩa vì có thể đóng góp công sức của mình làm đẹp khu vực kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè và chợ Thị Nghè.
Trong khi đó, lực lượng đoàn viên Thanh niên, Công an, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh tham gia dọn dẹp rác thải trên đường Hoàng Sa, Trường Sa đoạn từ cầu Thị Nghè đến cầu Điện Biên Phủ.
Bạn Nguyễn Sĩ Thi, đoàn viên thanh niên phường Đa Kao, quận 1 cho biết: "Tôi mong muốn việc dọn dẹp vệ sinh như thế này sẽ có tác dụng gửi thông điệp đến người dân thành phố, nhất là người dân trong khu vực kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè nâng cao nhận thức và cùng chung tay góp sức giữ gìn vệ sinh môi trường thành phố".
Dự án Vệ sinh môi trường Thành phố Hồ Chí Minh là dự án cải thiện vệ sinh môi trường đầu tiên ở Việt Nam, nhằm cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường khu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, mang lại lợi ích trực tiếp cho hơn 1,2 triệu người dân thành phố. Dự án được chia thành 2 giai đoạn, giai đoạn 1 thực hiện từ năm 1999-2012 và giai đoạn 2 thực hiện từ năm 2014-2021 với nguồn vốn vay từ Ngân hàng Thế giới, nguồn vốn đối ứng từ ngân sách địa phương với kinh phí gần 20.000 tỷ đồng.
Trong Dự án Vệ sinh môi trường Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1, Thành phố đã xây dựng các công trình góp phần chống ngập cho 1, 2 triệu dân ở các quận 1, 3, 10, Phú Nhuận, Tân Bình, Gò Vấp và Bình Thạnh. Đồng thời thu gom toàn bộ nước thải, nước mưa thông qua hệ thống cống bao nằm dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đưa về trạm bơm để lược rác, pha loãng và đổ ra sông Sài Gòn, đầu tư hơn 554 tỷ đồng cải tạo đường Trường Sa và Hoàng Sa…
Dự án Vệ sinh môi trường Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2 đang thực hiện sẽ hoàn thiện quy trình thu gom, xử lý nước thải, khôi phục hệ sinh thái và vệ sinh môi trường lưu vực sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ, cải thiện vệ sinh môi trường, nâng cao sức khỏe, đời sống tinh thần, vật chất của người dân.
Cùng với đó, Thành phố sẽ đầu tư xây dựng tuyến cống bao chuyển tải nước thải từ lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến nhà máy xử lý nước thải, xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, xây dựng hệ thống thu gom nước thải và thoát nước mưa tại 3 lưu vực của Quận 2 là Thảo Điền, Nam Thảo Điền và Bình Trưng Đông - Bình Trưng Tây./.
Khởi động chương trình vệ sinh môi trường thay đổi diện mạo Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Xuân Dự - TTXVN |
Bạn Võ Huỳnh Văn Huy, sinh viên năm nhất Khoa Xã hội học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Được tham gia chương trình về môi trường như thế này, bản thân cảm thấy rất có ý nghĩa vì có thể đóng góp công sức của mình làm đẹp khu vực kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè và chợ Thị Nghè.
Trong khi đó, lực lượng đoàn viên Thanh niên, Công an, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh tham gia dọn dẹp rác thải trên đường Hoàng Sa, Trường Sa đoạn từ cầu Thị Nghè đến cầu Điện Biên Phủ.
Bạn Nguyễn Sĩ Thi, đoàn viên thanh niên phường Đa Kao, quận 1 cho biết: "Tôi mong muốn việc dọn dẹp vệ sinh như thế này sẽ có tác dụng gửi thông điệp đến người dân thành phố, nhất là người dân trong khu vực kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè nâng cao nhận thức và cùng chung tay góp sức giữ gìn vệ sinh môi trường thành phố".
Các tình nguyện viên tham gia chương trình. Ảnh: Xuân Dự - TTXVN |
Trong Dự án Vệ sinh môi trường Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1, Thành phố đã xây dựng các công trình góp phần chống ngập cho 1, 2 triệu dân ở các quận 1, 3, 10, Phú Nhuận, Tân Bình, Gò Vấp và Bình Thạnh. Đồng thời thu gom toàn bộ nước thải, nước mưa thông qua hệ thống cống bao nằm dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đưa về trạm bơm để lược rác, pha loãng và đổ ra sông Sài Gòn, đầu tư hơn 554 tỷ đồng cải tạo đường Trường Sa và Hoàng Sa…
Các tình nguyện viên dọn vệ sinh dọc kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Ảnh: Xuân Dự - TTXVN |
Cùng với đó, Thành phố sẽ đầu tư xây dựng tuyến cống bao chuyển tải nước thải từ lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến nhà máy xử lý nước thải, xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, xây dựng hệ thống thu gom nước thải và thoát nước mưa tại 3 lưu vực của Quận 2 là Thảo Điền, Nam Thảo Điền và Bình Trưng Đông - Bình Trưng Tây./.
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN