Cùng với nhân dân cả nước, thanh niên huyện miền núi Khánh Vĩnh (tỉnh Khánh Hòa) đã làm hàng trăm hũ cá khô theo hương vị truyền thống của người Raglai với mong muốn mang đến cho đồng bào vùng bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão số 3 những bữa cơm ngon hơn, sớm tái thiết cuộc sống.
Chính thức thoát khỏi danh sách huyện nghèo toàn quốc giai đoạn 2021 - 2025 vào đầu năm 2025, hai huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh đã có định hướng quan trọng để phát triển thành các tiểu đô thị sinh thái núi rừng, phát triển nông nghiệp cây trồng có giá trị cao gắn với bản sắc văn hóa truyền thống.
Tháng 2/2025, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công bố 2 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh thoát nghèo. Đây là kết quả, thành tích lớn của toàn hệ thống chính trị tỉnh Khánh Hòa sau chặng đường dài nỗ lực.
Tối 15/12, lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết đã cử lực lượng và phương tiện đến hỗ trợ và tiếp tế thực phẩm cho các hành khách đang mắc kẹt giữa đèo Khánh Lê (Quốc lộ 27C, đoạn qua xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) do sạt lở đất đá xảy ra vào sáng cùng ngày.
Sáng 15/12, ông Phạm Ngọc Hữu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa cho biết, do mưa lớn nhiều ngày qua trên địa bàn, đoạn Km54 và Km59 quốc lộ 27C - đoạn đèo Khánh Lê đã bị sạt lở, khiến hàng trăm mét khối đất đá rơi xuống lòng đường.
Là một trong 3 khu thác nước ở Công viên du lịch Yang Bay, xã Khánh Phú, huyện miền núi Khánh Vĩnh (Khánh Hòa), Yang Bay được địa phương xác định phát triển du lịch theo hướng sinh thái gắn với du lịch cộng đồng.
Trong bối cảnh hội nhập, việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số tại hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh (tỉnh Khánh Hòa) mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các giá trị văn hóa ở đây là di sản quý báu, nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hai huyện này nổi tiếng với nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Raglai và các dân tộc khác. Những lễ hội truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp và các làn điệu dân gian không chỉ thể hiện chiều sâu văn hóa mà còn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, giúp quảng bá hình ảnh của vùng đất phía Tây Khánh Hòa.
Ngày 1/3, tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn công tác Trung ương đã dự và thực hiện nghi thức động thổ Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh CT.656-kết nối với tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận.
Ngoài các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa thực hiện hỗ trợ chi phí từ khi học mẫu giáo đến tốt nghiệp đại học; hỗ trợ gạo, miễn, giảm học phí…; tặng quà, học bổng từ tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh dành cho học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số.
Lễ ăn mừng lúa mới của một số đồng bào dân tộc thiểu số như Raglai, T'rin... ở huyện miền núi Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa là một trong những lễ hội dân gian với nhiều nét đẹp dân tộc được đồng bào và chính quyền nơi đây giữ gìn, phát huy.
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và xây dựng hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh giai đoạn 2021-2025, tỉnh Khánh Hòa còn rất nhiều nội dung, phần việc, chỉ tiêu chưa thực hiện do nhiều khó khăn khách quan lẫn chủ quan.
Đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số ở tỉnh Khánh Hòa ngày càng được nâng cao. Góp phần lớn trong kết quả này là vai trò của những già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng.
Khánh Vĩnh là huyện miền núi, nằm ở phía Tây tỉnh Khánh Hòa. Tính đến năm 2021, tổng diện tích có rừng và diện tích chưa có rừng quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn huyện là trên 106.109 ha, trong đó diện tích có rừng 91.555 ha, còn lại diện tích chưa có rừng. Theo số liệu của Ủy ban nhân dân huyện Khánh Vĩnh, trong tổng số diện tích có rừng năm 2021, diện tích rừng tự nhiên của huyện có trên 73.656 ha, gần 16.000 nghìn ha rừng trồng, tính chung độ che phủ rừng là 76,75%.
Huyện miền núi Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, hiện có 19 hệ thống cấp nước sinh hoạt và 80 giếng khoan cấp nước cho 5.328 hộ dân, nhưng có tới 8 công trình hệ thống cấp nước sinh hoạt hoạt động kém hiệu quả. Tình trạng này khiến người dân bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt và đời sống sản xuất hàng ngày.
Chỉ chưa đầy một ngày nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026. Cùng với người dân cả nước, đồng bào các dân tộc trên vùng núi Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa đang náo nức chờ đón ngày bầu cử bằng niềm tin son sắt vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Những năm qua, nhờ triển khai hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội mà đời sống người dân ở khu vực miền núi Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa đã được nâng lên rõ rệt.
Là một trong bốn loại cây trồng chủ lực của huyện miền núi Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, cây bưởi da xanh không chỉ giúp người trồng thoát nghèo mà còn là sinh kế bền vững. Sau một thời gian “bưởi da xanh Khánh Vĩnh” được công nhận là nhãn hiệu tập thể, nông dân Khánh Vĩnh đang phấn đấu đưa bưởi da xanh tiếp cận rộng rãi hơn với thị trường tiêu thụ.
Do ảnh hưởng của bão số 9, ngày 25/11 tại tỉnh Khánh Hòa có mưa vừa, mưa to, nhiều địa phương bị ngập nặng, đồi núi sạt lở, địa bàn và giao thông bị chia cắt.
Việc thu hồi đất của các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thiếu đất sản xuất theo Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 15/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ đã và đang giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa ổn định cuộc sống.