Khánh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Khánh Hòa, có 12 dân tộc cùng sinh sống, trong đó chủ yếu là người dân tộc Raglai. Khánh Sơn được biết đến là nơi có nguồn thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp với các loại cây trồng nhiệt đới như sầu riêng, măng cụt, mía tím, bơ, chôm chôm...
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo định hướng của tỉnh Khánh Hòa, huyện Khánh Sơn đã chuyển đổi thành công 2.787 ha đất cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao được người tiêu dùng và thị trường chấp nhận. Toàn huyện có 962 ha sầu riêng với sản lượng hàng năm khoảng 3.200 tấn; 319 ha bưởi da xanh với sản lượng 220 tấn; 166 ha chôm chôm với sản lượng 120 tấn... Đặc biệt, sầu riêng Khánh Sơn cho quả to, vỏ mỏng, thơm ngon, cơm vàng, hạt lép đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu "Sầu riêng Khánh Sơn" và được Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bình chọn là Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam, được người tiêu dùng tin tưởng chọn lựa.
Ông Nguyễn Văn Nhuận, Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn, Trưởng Ban tổ chức lễ hội, cho biết: Lễ hội trái cây Khánh Sơn lần thứ I năm 2019 là một sự kiện văn hóa, hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia 2019. Qua sự kiện này các sản phẩm nông nghiệp của huyện sẽ được giới thiệu và quảng bá mạnh mẽ đến người dân trong và ngoài tỉnh. Mặc khác, sự kiện này còn giúp nhân dân kết nối cung cầu, hợp tác liên kết, tạo cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, tiếp cận thông tin, tiếp cận công nghệ mới theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững.
Phát biểu tại buổi khai mạc lễ hội trái cây Khánh Sơn, ông Nguyễn Tấn Tuân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa, đề nghị huyện Khánh Sơn cần chú trọng hơn nữa phát triển nền nông nghiệp chất lượng cao, nông nghiệp gắn với du lịch. Đặc biệt, huyện cần chú trọng quy hoạch tốt vùng sản xuất, hình thành vùng chuyên canh và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật để nâng cao chất lượng, bảo vệ thương hiệu nông sản của huyện; mở rộng giao thương, tìm kiếm tiêu thụ, phát huy vai trò của kinh tế hợp tác xã, góp phần giải quyết việc làm cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Trong ngày 17/8 tại thị trấn Tô Hạp đã diễn ra các hoạt động như: giải việt dã Sức trẻ Khánh Sơn, hội thi trái cây ngon, các trò chơi dân gian, múa hát tập thể. Trong ngày 18/8 sẽ có các hoạt động chính như: hội thảo xây dựng nền nông nghiệp sạch phát triển bền vững; tổ chức các hội thi Già làng khéo tay, trưng bày trái cây nghệ thuật, ẩm thực Khánh Sơn…
Trong hai ngày diễn ra lễ hội còn có hoạt động mua bán, trao đổi nông sản sạch của nông dân trên địa bàn. Ban tổ chức bố trí 20 gian hàng nông sản, với nhiều loại đặc sản như: sầu riêng Khánh Sơn, măng cụt, bưởi da xanh, mít nghệ, mía tím, chôm chôm, bơ…
Tiết mục nghệ thuật tái hiện hoạt động ăn mừng lúa mới của người Raglai trong lễ khai mạc. Ảnh: Phan Sáu – TTXVN |
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo định hướng của tỉnh Khánh Hòa, huyện Khánh Sơn đã chuyển đổi thành công 2.787 ha đất cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao được người tiêu dùng và thị trường chấp nhận. Toàn huyện có 962 ha sầu riêng với sản lượng hàng năm khoảng 3.200 tấn; 319 ha bưởi da xanh với sản lượng 220 tấn; 166 ha chôm chôm với sản lượng 120 tấn... Đặc biệt, sầu riêng Khánh Sơn cho quả to, vỏ mỏng, thơm ngon, cơm vàng, hạt lép đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu "Sầu riêng Khánh Sơn" và được Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bình chọn là Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam, được người tiêu dùng tin tưởng chọn lựa.
Người dân và du khách chọn mua trái cây đặc sản của Khánh Sơn tại Lễ hội. Ảnh: Phan Sáu - TTXVN |
Ông Nguyễn Văn Nhuận, Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn, Trưởng Ban tổ chức lễ hội, cho biết: Lễ hội trái cây Khánh Sơn lần thứ I năm 2019 là một sự kiện văn hóa, hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia 2019. Qua sự kiện này các sản phẩm nông nghiệp của huyện sẽ được giới thiệu và quảng bá mạnh mẽ đến người dân trong và ngoài tỉnh. Mặc khác, sự kiện này còn giúp nhân dân kết nối cung cầu, hợp tác liên kết, tạo cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, tiếp cận thông tin, tiếp cận công nghệ mới theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững.
Phát biểu tại buổi khai mạc lễ hội trái cây Khánh Sơn, ông Nguyễn Tấn Tuân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa, đề nghị huyện Khánh Sơn cần chú trọng hơn nữa phát triển nền nông nghiệp chất lượng cao, nông nghiệp gắn với du lịch. Đặc biệt, huyện cần chú trọng quy hoạch tốt vùng sản xuất, hình thành vùng chuyên canh và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật để nâng cao chất lượng, bảo vệ thương hiệu nông sản của huyện; mở rộng giao thương, tìm kiếm tiêu thụ, phát huy vai trò của kinh tế hợp tác xã, góp phần giải quyết việc làm cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Người dân và du khách chụp ảnh lưu niệm tại biểu tượng của Lễ hội Trái cây Khánh Sơn lần thứ nhất. Ảnh: Phan Sáu - TTXVN |
Trong ngày 17/8 tại thị trấn Tô Hạp đã diễn ra các hoạt động như: giải việt dã Sức trẻ Khánh Sơn, hội thi trái cây ngon, các trò chơi dân gian, múa hát tập thể. Trong ngày 18/8 sẽ có các hoạt động chính như: hội thảo xây dựng nền nông nghiệp sạch phát triển bền vững; tổ chức các hội thi Già làng khéo tay, trưng bày trái cây nghệ thuật, ẩm thực Khánh Sơn…
Trong hai ngày diễn ra lễ hội còn có hoạt động mua bán, trao đổi nông sản sạch của nông dân trên địa bàn. Ban tổ chức bố trí 20 gian hàng nông sản, với nhiều loại đặc sản như: sầu riêng Khánh Sơn, măng cụt, bưởi da xanh, mít nghệ, mía tím, chôm chôm, bơ…
Phan Sáu