Trong khuôn khổ Lễ hội nho và vang Ninh Thuận 2019, ngày 27/4 tại xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận diễn ra Chương trình tái hiện Lễ bỏ mả của đồng bào dân tộc Raglai. Đây là hoạt động nhằm tạo điều kiện cho các nghệ nhân, đồng bào Raglai có cơ hội giao lưu văn hóa, nghệ thuật, qua đó tuyên truyền quảng bá, bảo tồn giá trị văn hóa, giới thiệu sản phẩm đặc thù, không gian văn hóa độc đáo, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch Ninh Thuận.
Tối 26/9, tại Trường Trung học cơ sở Hàm Cần (xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam), Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bình Thuận phối hợp với Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp tỉnh tổ chức chương trình “Trung thu cho em - Lồng đèn thắp sáng ước mơ” năm 2023.
“Trăn trở, dám đi đầu, chăm chỉ” là phương châm làm việc giúp ông Chamaléa Ninh (60 tuổi, dân tộc Raglai ở xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) khuất phục vùng đất nghèo khó, bất lợi về thời tiết để xây dựng mô hình kinh tế tổng hợp cho hiệu quả kinh tế cao.
Đến với huyện miền núi Thuận Bắc (Ninh Thuận) vào dịp cuối năm, nơi có khoảng 70% là đồng bào dân tộc Chăm và Raglai, chúng tôi cảm nhận rõ một mùa xuân ấm no, hạnh phúc đang về rất gần với người dân nơi đây…
Những năm vừa qua, bên cạnh các chương trình, chính sách đầu tư của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm, hỗ trợ tích cực từ phía tỉnh Ninh Thuận đã góp phần xây dựng bộ mặt nông thôn miền núi nói riêng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung ở huyện Ninh Hải ngày càng khởi sắc.
Xuất phát từ nhu cầu tự học và bảo tồn tiếng dân tộc Raglai, hai học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Pinăng Tắc, huyện miền núi Bác Ái (tỉnh Ninh Thuận) là Mai Vĩ Hào (học lớp 12A1) và Pinăng Bảo (học lớp 12A2) đã tìm hiểu, sáng chế thành công phần mềm tự học tiếng dân tộc Raglai trên điện thoại thông minh với nhiều tính năng hữu ích. Đề tài của hai em đã đoạt giải Ba Cuộc thi “Sáng tạo thanh thiếu niên – nhi đồng tỉnh Ninh Thuận lần thứ XIII năm 2019”.
Tối 17/8, tại thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn (tỉnh Khánh Hòa) tổ chức khai mạc Lễ hội Trái cây Khánh Sơn lần thứ I năm 2019 với sự tham dự của hàng nghìn du khách trong và ngoài tỉnh.
Để đưa vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh tiếp tục phát triển bền vững trong tương lai, UBND tỉnh Ninh Thuận đã đề ra nhiều giải pháp đồng bộ, tập trung đầu tư phát triển kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học, từng bước làm thay đổi diện mạo, đời sống đồng bào trong vùng.
Chiều 28/6, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận tổ chức trọng thể Lễ trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực Di sản Văn hóa phi vật thể tặng 14 nghệ nhân; tuyên dương các gia đình văn hóa tiêu biểu nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28/6.
Xác định vai trò quan trọng của việc sử dụng ngôn ngữ đồng bào dân tộc thiểu số trong giao tiếp và thực thi nhiệm vụ, tỉnh Ninh Thuận đã biên soạn tài liệu và mở lớp đào tạo tiếng dân tộc Raglai cho cán bộ, công chức, viên chức đang công tác ở các địa phương có đông đồng bào dân tộc Raglai sinh sống.
Tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) ngày 20/5/2018, đồng bào dân tộc Raglai ở huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận đã tái hiện lại Lễ cưới truyền thống của dân tộc mình.
Trong 2 ngày 30-31/1 (ngày 14-15 tháng Chạp), đồng bào dân tộc Raglai và K'ho sinh sống ở các xã vùng cao huyện Bắc Bình (tỉnh Bình Thuận) đã cùng nhau tụ họp về xã Phan Điền để vui chơi, đón mừng Tết đầu lúa.
Lễ ăn đầu lúa mới của dân tộc Raglai được tổ chức nhằm đánh dấu kết thúc một chu kỳ sản xuất, đồng thời để nhớ ơn, cảm tạ thần linh đã ban cho vụ mùa vừa qua tươi tốt, bội thu và để cầu khấn xin thần linh sẽ tiếp tục ban cho nhiều điều tốt đẹp hơn trong những vụ mùa tới.
Đồng bào dân tộc Raglai quan niệm, có hai thế giới song song tồn tại là thế giới của người sống và thế giới của những người đã khuất. Khi người chết đã được chôn cất vẫn còn mối quan hệ với người đang sống, bởi linh hồn còn luẩn quẩn trong cõi nhân gian, nên phải làm lễ Bỏ mả để chấm dứt mối quan hệ này. Lễ Bỏ mả đã được tái hiện lại chân thực tại không gian Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) với sự tham gia của đồng bào dân tộc Raglai đến từ xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.