Khám phá vẻ đẹp hồ Pá Khoang và rừng đặc dụng Mường Phăng ở Điện Biên

Hệ thống đảo, bán đảo vươn chân ra lòng hồ, tạo nên những vùng vịnh trên lòng hồ Pá Khoang. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
Hệ thống đảo, bán đảo vươn chân ra lòng hồ, tạo nên những vùng vịnh trên lòng hồ Pá Khoang. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN

Khởi công xây dựng năm 1974 và đưa vào sử dụng năm 1979, hồ Pá Khoang nằm ở độ cao gần 900m so với mực nước biển, có diện tích mặt hồ rộng 600ha, diện tích lưu vực 77km2, dung tích chứa hơn 40 triệu m3. Đây là hồ lớn nhất tỉnh Điện Biên và là công trình đầu mối cấp nước cho hệ thống công trình Đại thủy nông Nậm Rốm lớn nhất vùng Tây Bắc.

Toàn bộ diện tích hồ Pá Khoang nằm xen kẽ trong rừng đặc dụng Mường Phăng, rộng hơn 4.430 ha thuộc địa bàn 2 xã Mường Phăng và Pá Khoang (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên). Nhiều năm qua, hồ Pá Khoang được ví như một “Vịnh Hạ Long” của núi rừng Tây Bắc bởi lòng hồ có hàng chục hòn đảo lớn nhỏ khác nhau, toàn bộ lòng hồ nằm giữa một vùng thiên nhiên hùng vĩ, địa hình, địa mạo đa dạng, khí hậu trong lành. Cảnh quan hồ Pá Khoang, rừng đặc dụng Mường Phăng hội tụ các điều kiện lý tưởng, là điểm nhấn quan trọng trong du lịch sinh thái của tỉnh Điện Biên.

Khám phá vẻ đẹp hồ Pá Khoang và rừng đặc dụng Mường Phăng ở Điện Biên ảnh 1Pá Khoang sẽ trở thành điểm nhấn, mốc son trên tuyến du lịch qua miền Tây Bắc, tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch và kinh tế, xã hội tỉnh Điện Biên, vùng trung du và miền núi Bắc Bộ bền vững. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
Khám phá vẻ đẹp hồ Pá Khoang và rừng đặc dụng Mường Phăng ở Điện Biên ảnh 2Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ- Pá Khoang tỉnh Điện Biên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
Khám phá vẻ đẹp hồ Pá Khoang và rừng đặc dụng Mường Phăng ở Điện Biên ảnh 3Hệ thống đảo, bán đảo vươn chân ra lòng hồ, tạo nên những vùng vịnh trên lòng hồ Pá Khoang. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
Khám phá vẻ đẹp hồ Pá Khoang và rừng đặc dụng Mường Phăng ở Điện Biên ảnh 4Lòng hồ Pá Khoang “vặn mình” khoét sâu vào đất liền, chia đôi hai mảng rừng đặc dụng thuộc địa phận bản Co Thón và bản Mòm (xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên). Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
Khám phá vẻ đẹp hồ Pá Khoang và rừng đặc dụng Mường Phăng ở Điện Biên ảnh 5Từ tháng 3 hàng năm, mực nước hồ Pá Khoang xuống thấp, để lộ những diện tích rộng lớn, tạo nên những vùng bán ngập là nguồn tư liệu sản xuất để người dân các cộng đồng Thái, Khơ- Mú gieo cấy lúa nước. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
Khám phá vẻ đẹp hồ Pá Khoang và rừng đặc dụng Mường Phăng ở Điện Biên ảnh 6Hiện có hơn 30 bản làng của đồng bào các dân tộc sinh sống tại các đảo, bán đảo nằm xen kẽ trong vùng lòng hồ Pá Khoang, vùng đệm rừng đặc dụng Mường Phăng. Tại các tiểu vùng văn hóa này còn lưu giữ được các phong tục tập quán, nét văn hóa đem đến không gian trải nghiệm thích thú cho du khách. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
Khám phá vẻ đẹp hồ Pá Khoang và rừng đặc dụng Mường Phăng ở Điện Biên ảnh 7Nối liền các đảo lớn nhỏ khác nhau trên lòng hồ Pá Khoang có tổng số 4 cây cầu treo. Đây là cây cầu treo ở bản Đông Mệt 1 (xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên). Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
Khám phá vẻ đẹp hồ Pá Khoang và rừng đặc dụng Mường Phăng ở Điện Biên ảnh 8Khám phá lòng hồ Pá Khoang, du khách có thể trải nghiệm bằng đường bộ chạy quanh lòng hồ, xuyên dưới đại ngàn rừng già, hoặc có thể di chuyển bằng phương tiện ca-nô, thuyền máy. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
Khám phá vẻ đẹp hồ Pá Khoang và rừng đặc dụng Mường Phăng ở Điện Biên ảnh 9Lòng hồ Pá Khoang “khoét” sâu vào đất đồi, tạo nên những doi đất, mỏm đất, “tiểu đảo” có sinh cảnh đa dạng, cảnh quan đẹp. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
Khám phá vẻ đẹp hồ Pá Khoang và rừng đặc dụng Mường Phăng ở Điện Biên ảnh 10“Đảo Cô đơn” là một trong vô số hòn đảo nổi lớn nhỏ nằm trong lòng hồ Pá Khoang. Du khách dễ dàng bắt gặp Đảo Cô Đơn trên hành trình đi ra Đảo Hoa bằng ca-nô xuất phát từ cầu treo Đông Mệt 1. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
Khám phá vẻ đẹp hồ Pá Khoang và rừng đặc dụng Mường Phăng ở Điện Biên ảnh 11Mênh mang sóng nước Pá Khoang và vùng sinh cảnh rừng đặc dụng Mường Phăng. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN

Xuân Tiến

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm