Mới đây, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đã chấp thuận một loại vaccine mới chống virus Ebola, giúp ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh do virus này gây ra, tuy nhiên cho đến nay giới khoa học vẫn chưa hiểu rõ về cơ chế thúc đẩy khả năng miễn dịch ở người của loại vaccine trên và chưa rõ liệu nó có tác dụng bảo vệ lâu dài hay không. Để làm rõ vấn đề này, các nhà khoa học của WIS cùng với các đồng nghiệp thuộc Đại học Cologne (Đức) đã giải mã cơ chế kích hoạt hệ miễn dịch tạo ra kháng thể của loại vaccine trên bằng cách sử dụng kính hiển vi điện tử có độ phóng đại lớn để quan sát cấu trúc 3 chiều (3D) cách thức các kháng thể chống lại virus Ebola, nhờ đó nhóm nhà khoa học trên đã tìm ra cách thức có thể nâng cao hiệu quả của các loại vaccine phòng chống Ebola trong tương lai.
Cũng trong nghiên cứu trên, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những người được tiêm một liều nhỏ vaccine chống Ebola sẽ có số lượng kháng thể tương tự như những người được tiêm vaccine này với liều cao hơn. Theo các nhà khoa học, điều này sẽ giúp giảm chi phí sản xuất vaccine, tạo điều kiện cho các cơ sở y tế ở châu Phi cung cấp nhiều vaccine hơn để cứu sống những người bị nhiễm virus.
Cũng trong nghiên cứu trên, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những người được tiêm một liều nhỏ vaccine chống Ebola sẽ có số lượng kháng thể tương tự như những người được tiêm vaccine này với liều cao hơn. Theo các nhà khoa học, điều này sẽ giúp giảm chi phí sản xuất vaccine, tạo điều kiện cho các cơ sở y tế ở châu Phi cung cấp nhiều vaccine hơn để cứu sống những người bị nhiễm virus.
Văn Khoa