Trong các ngày 4-5/8, ở huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang đã có mưa lớn, gây sạt lở đất khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương. Mưa lớn còn gây sạt lở nhiều tuyến đường giao thông; hàng chục ha hoa màu bị ảnh hưởng, nhiều diện tích ruộng bị ngập úng... Ước tính thiệt hại ban đầu khoảng 2 tỷ đồng.
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Giang cho biết, do sạt lở đất đá chiều 8/7 tại huyện Hoàng Su Phì tiếp tục có thêm 1 người tử vong, 1 người bị thương do lúc qua đường, đất đá từ trên taluy dương bật ngờ sạt xuống vùi lấp.
Ngay sau khi thiên tai xảy ra, Ban Chỉ huy Quân sự huyện và Công an huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) đã huy động hàng trăm cán bộ, chiến sỹ, khẩn trương có mặt tại hiện trường, cùng với nhiều phương tiện cứu hộ, cứu nạn, tìm kiếm tài sản giúp các gia đình bị ảnh hưởng do thiên tai sớm ổn định cuộc sống.
Do ảnh hưởng của vùng hội tụ gió trên cao, rạng sáng 5/7, địa bàn tỉnh Hà Giang xảy ra mưa lớn kéo dài, gây sạt lở đất khiến hai người tử vong và hai người bị thương.
Bạc và các trang sức làm từ bạc có vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nùng ở Hà Giang. Trong quan niệm của người Nùng, bạc là vật liệu thiêng có thể đuổi tà ma, gió độc, đồng thời là hồn cốt, là tập tục, nếu không đeo bạc, người Nùng không biết nguồn cội, không biết tổ tiên.
Trong những năm qua, ngoài công tác chuyên môn, nghiệp vụ, lực lượng cán bộ, chiến sỹ tại các Đồn Biên phòng ở Hà GIang luôn quan tâm, giúp đỡ bà con trong đời sống thường ngày, qua đó hỗ trợ đồng bào vươn lên trong cuộc sống, vừa thể hiện tình đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa quân với dân, thực hiện hiệu quả phương châm "Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt".
Hoàng Su Phì là huyện vùng cao biên giới phía Tây tỉnh Hà Giang, địa bàn cư trú lâu đời của hơn 10 dân tộc, trong đó, các dân tộc Dao, Mông, Tày, Nùng chiếm đa số. Do yếu tố về địa lý, địa hình, hiện trong nhân dân còn bảo tồn, lưu giữ nhiều vốn văn hóa truyền thống độc đáo và đa dạng, mang đặc trưng riêng của mỗi dân tộc, vùng miền, đóng góp to lớn vào kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Hà Giang là tỉnh miền núi có đường biên dài trên 227km, 7/11 huyện biên giới của tỉnh có trên 587.000 người sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 94,1%. Trong những năm qua, ngoài công tác chuyên môn, nghiệp vụ, lực lượng cán bộ, chiến sỹ tại các đồn Biên phòng luôn quan tâm, giúp đỡ bà con trong đời sống thường ngày, qua đó vừa hỗ trợ đồng bào vươn lên trong cuộc sống, vừa thể hiện tình đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa quân với dân, thực hiện hiệu quả phương châm "Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt".
Ngày 21/9, Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) đã phê chuẩn Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Triệu Tà Mềnh (sinh năm 1991, trú tại thôn Nậm Hồng, xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì) để điều tra về hành vi "Hiếp dâm".
Năm 2021, nhờ tập trung phát triển kinh tế, đời sống đồng bào dân tộc ở các bản làng vùng cao huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) đã được cải thiện rõ rệt. Đồng bào háo hức, tươi vui chào đón xuân mới với niềm tin và ước vọng vào một cuộc sống ngày càng ấm no và hạnh phúc…
Hà Giang có hai sản phẩm đạt OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) 5 sao cấp quốc gia năm 2020 đó là Trà xanh hộp 100gr và Hồng trà hộp 100gr. Hai sản phẩm này của Hợp tác xã chế biến chè Phìn Hồ, huyện Hoàng Su Phì.
Nếu ai đã từng đến huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang và có dịp trở lại sẽ dễ dàng nhận ra sự đổi thay ở vùng đất này. Bộ mặt nông thôn thay đổi, nhiều địa phương đang phấn đấu hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới. Đời sống của người dân từng bước được cải thiện, nâng cao.
Trong khuôn khổ các hoạt động văn hóa chào mừng ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Dao đỏ đến từ huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) đã tái hiện nghi Lễ cúng Bàn Vương truyền thống của dân tộc mình.
Trong khuôn khổ các hoạt động sự kiện "Phiên chợ vùng cao - Điểm hẹn Hoàng Su Phì, Hà Giang", tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Dao đỏ đến từ huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) đã tái hiện lễ Nhảy lửa truyền thống của dân tộc mình.
Ngày 16/2, Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an tỉnh Hà Giang cho biết, đơn vị đang khẩn trương điều tra, xác minh làm rõ vụ giết người xảy ra tại thôn Thượng Hạ, xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang).
Với giá trị kinh tế cao, những năm gần đây, mận đỏ đã trở thành cây đem lại nguồn thu nhập chính, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ đồng bào dân tộc ở huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang).
Cộng đồng dân tộc Cờ Lao ở trên địa bàn tỉnh Hà Giang là một trong những dân tộc rất ít người của cả nước. Dù vậy, nét văn hóa phong tục ăn tết của người Cờ Lao vẫn giữ được khá nguyên vẹn và có nhiều điểm độc đáo. Trong đó, cộng đồng người Cờ Lao ở xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì, được xem là một trong những nơi vẫn gìn giữ được các phong tục, tập quán của dân tộc mình. Điển hình phải kể đến phong tục đón Tết cổ truyền.