Hiện nay, ngoài thế mạnh chủ lực là sản xuất lúa trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang thì những năm qua, nhiều địa phương của huyện này chuyển hướng phát triển kinh tế vườn rừng tràm trên đất trồng lúa kém hiệu quả, đất hoang hóa, nhiễm phèn nặng. Mô hình này trồng cây tràm kết hợp gác kèo ong lấy mật, nuôi cá đồng, ốc… mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, giúp nông dân vươn lên làm giàu chính đáng.
Từng là hộ có hoàn cảnh khó khăn ở ấp Ngã Con, xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang) nên ông Thạch Minh phải bươn chải với nhiều nghề để lo cho cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, hầu hết các công việc trước đây đều thất bại và đến những năm gần đây gia đình ông mới khá lên được nhờ gắn bó với nghề nuôi chồn hương.
Ngày 12/9, ông Cao Quốc Điện, Chủ tịch UBND huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra mưa lớn kèm theo lốc xoáy, làm sập, tốc mái nhiều nhà dân.
Ngày 26/4, tại thị trấn Giồng Riềng, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ công bố, trao Quyết định số 349/QĐ-TTg, ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.
Đến thời điểm này, đầu tháng 11 âm lịch, những nụ cúc mâm xôi ở vườn hoa cảnh ấp Hòa Bình, xã Hòa Lợi, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, đang lớn dần, xanh tốt, báo hiệu một mùa hoa Tết thu lợi nhuận khá cho bà con làm nghề trồng hoa cúc trưng Tết nơi đây.
Huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang có khí hậu phù hợp và nguồn nước ngọt dồi dào từ sông Cái Bé, rất thuận lợi cho hồ tiêu phát triển. Thời gian qua, các hợp tác xã trồng hồ tiêu ở Giồng Riềng đã và đang từng bước áp dụng quy trình sản xuất nông sản sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, giúp sản phẩm hồ tiêu vừa tăng năng suất, chất lượng ổn định, vừa thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững.
Hành trình 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với lộ trình bài bản, sáng tạo, đồng bộ, nhất quán đã góp phần đưa bức tranh kinh tế - xã hội ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang không ngừng thay đổi theo hướng phát triển đi lên.
Mô hình trồng dưa leo ở xã Bàn Thạch, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang nhiều năm qua mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân và trở thành một thế mạnh của địa phương theo định hướng phát triển bền vững.
Dự án cải thiện sinh kế nông hộ ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang được chương trình Heifer Việt Nam và Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang triển khai từ tháng 7/2013 với tổng kinh phí trên 19,3 tỷ đồng. Mục tiêu của dự án giúp người dân có thêm nghề nuôi bò sinh sản, xây dựng các nhóm tương trợ phát triển cộng đồng bền vững, cải thiện thu nhập hộ gia đình, góp phần nâng ý thức về bảo vệ môi trường và giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Từ làm giống lúa truyền thống, các xã viên Hợp tác xã nông nghiệp Đường Gỗ Lộ (ấp Đường Gỗ Lộ, xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang) mạnh dạn chuyển sang mô hình trồng giống lúa Nhật bước đầu đạt kết quả khá cao, giúp nông dân làm giàu.