Hướng dẫn khắc phục thiệt hại cây trồng sau bão

Hướng dẫn khắc phục thiệt hại cây trồng sau bão
Phun thuốc trừ rầy nâu cho lúa sau bão
Phun thuốc trừ rầy nâu cho lúa sau bão 

Đối với lúa:

- Khi nước trên ruộng rút xuống, lá lúa nhô cao mặt nước trên 10 cm và chuyển màu xanh cần phun các chế phẩm sinh học như: KH, ET, siêu lân, Pennac P... giúp cây phục hồi nhanh, liều lượng như trong bao bì hướng dẫn. Sau khi cây lúa đã phục hồi, tại những ruộng đã bón thúc lần 1 cần bón thêm phân bổ sung để tăng cường khả năng phát triển của cây lúa; tại những ruộng chưa bón thúc lần 1 cần khẩn trương bón hết lượng phân thúc.

- Với những diện tích lúa vùng trũng ngập nước kéo dài trên 3 ngày không có khả năng phục hồi, cần cấy lại ngay sau khi nước rút bằng các giống mạ dự phòng còn lại hoặc san tỉa lúa từ những chân ruộng lúa gieo thẳng hoặc ruộng cấy không bị ảnh hưởng ngập úng.

Đối với các loại rau màu:

- Khẩn trương thu hoạch sản phẩm ở những ruộng gần đến thời gian thu hoạch hoặc tận thu ở ruộng bị hại nặng. Tháo nước nhanh, kịp thời, khơi thông dòng chảy, không để nước ngập lâu trong ruộng gây thối cây, thối rễ.
 
Đối với vườn chuối, dọn và xử lý tàn dư cây gẫy đổ, chọn từ 1 - 2 chồi khỏe nhất trong khóm để chăm sóc thành cây thay thế cây chính đã bị gẫy đổ
Đối với vườn chuối, dọn và xử lý tàn dư cây gẫy đổ, chọn từ 1 - 2 chồi khỏe nhất trong khóm để chăm sóc thành cây thay thế cây chính đã bị gẫy đổ

- Với ruộng ngập thời gian ngắn và cây rau còn nhỏ có khả năng phục hồi cần phun các loại thuốc phòng trừ nấm hại như: Anvil, Ridomil, Oxyclorua đồng… để phòng trừ nấm lở cổ rễ; kết hợp chế phẩm KH, Pennac P, siêu lân…, chăm sóc bổ sung, bón thêm phân khi thời tiết thuận lợi giúp cây nhanh phục hồi.

- Với những diện tích bị ảnh hưởng nặng, không có khả năng cho thu hoạch cần vệ sinh đồng ruộng, chủ động chuẩn bị đất để gieo trồng lại những loại rau ngắn ngày.
Đình Huệ - Thanh Thủy - Lan Xuân - Ngọc Hà
Báo in, tháng 10/2017

Có thể bạn quan tâm