Họp báo về vụ chìm tàu chở khách du lịch ở Đà Nẵng

Họp báo về vụ chìm tàu chở khách du lịch ở Đà Nẵng

Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho biết: Nguyên nhân vụ tại nạn ban đầu được xác định là do chủ tàu không chấp hành các qui định về vận tải hành khách và tàu chở quá số người qui định. Đến nay, đã xác định tổng số 56 người có mặt trên tàu, trong đó có 53 khách (04 người nước ngoài, quốc tịch Malaysia) và 03 nhân viên của tàu. Hiện nay, ba người đang mất tích gồm: Phạm Tấn Cường (sinh năm 1970), quê ở tỉnh Bình Định; hai chị em ruột Trịnh Kim Phượng (sinh năm 2009) và Trịnh Tiến Huy (sinh năm 2012) thuộc đoàn khách du lịch tỉnh Thái Nguyên. Đến thời điểm hiện nay, 16 người đang tiếp tục điều trị tại bệnh viện, trong đó có 04 người điều trị tại bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng và 12 người điều trị tại Bệnh viện Phụ sản nhi. Hầu hết các trường hợp đang điều trị đều có tiến triển tốt. Công tác cứu nạn liên tục được thực hiện từ sau thời điểm diễn ra vụ việc đến nay. Thành phố quyết tâm tiếp tục thực hiện các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn đến khi tìm được các nạn nhân còn lại.

Họp báo về vụ chìm tàu chở khách du lịch trên sông Hàn. Ảnh: Trần Lê Lâm- TTXVN
Họp báo về vụ chìm tàu chở khách du lịch trên sông Hàn. Ảnh: Trần Lê Lâm- TTXVN


Chủ tịch UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Y tế tích cực điều trị cho các nạn nhân đang nằm tại các bệnh viện và chăm sóc cho người nhà nạn nhân; chuẩn bị sẵn sàng các phương án xử lý, hỗ trợ trong trường hợp tìm thấy thi thể các nạn nhân. Trước mắt, UBND thành phố hỗ trợ kinh phí mỗi nạn nhân là 1.000.000 đồng và tiền tàu xe, phương tiện để các nạn nhân trở về địa phương. Thành phố tiếp tục tìm hiểu hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình gặp nạn để có mức hỗ trợ phù hợp ngoài các hỗ trợ nêu trên. Thành phố chỉ đạo các ngành tạm ngừng hoạt động của các tàu du lịch trên sông Hàn để rà soát lại toàn bộ các điều kiện đảm bảo an toàn; đồng thời kiểm tra chặt chẽ quy trình xuất bến trước khi cho phép hoạt động trở lại. Các cơ quan chức năng điều tra làm rõ thông tin; nghiêm khắc xử lý trách nhiệm của các cá nhân, tập thể có liên quan đến vụ việc. Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các cơ quan đơn vị có liên quan nghiêm túc, khẩn trương kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm các cá nhân, tập thể; yêu cầu không để vụ việc đáng tiếc tương tự xảy ra; khẩn trương điều tra làm rõ nguyên nhân vả xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể có liên quan đến vụ việc theo quy định của pháp luật. Thành phố gửi lời xin lỗi, bày tỏ sự chia sẻ sâu sắc đến các nạn nhân, gia đình nạn nhân và lấy làm tiếc về vụ việc đã xảy ra; đồng thời biểu dương và cảm ơn các lực lượng tham gia cứu nạn vào tối ngày 04 và rạng sáng 05/6/2016 gồm: quân đội, công an, ngư dân, y tế…, đặc biệt là các tàu du lịch. 

Như TTXVN đã đưa tin, khoảng 20 giờ 25 ngày 04/6/2016, tàu Thảo Vân 2 số hiệu ĐNa - 0016, đang chở khách trên sông Hàn đã bị lật và chìm tại khu vực giữa cầu Thuận Phước và cầu sông Hàn (đối diện khách sạn Novotel). Tàu do tài công Lê Công Chí, trú tại phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng điều khiển (có Bằng thuyền trưởng tàu thủy nội địa hạng 3); chủ tàu là ông Võ Quốc Hùng, Giấy chứng nhận đăng kiểm được cấp ngày 19/5/2016, có hiệu lực đến ngày 20/11/2016; sức chở 28 khách.

 

Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình các nạn nhân trong vụ chìm tàu trên sông Hàn. Ảnh: Trần Lê Lâm- TTXVN
Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình các nạn nhân trong vụ chìm tàu trên sông Hàn. Ảnh: Trần Lê Lâm- TTXVN



Thảo Vân 2 là tàu chưa được cấp phép vận tải hành khách; khi xuất bến không trình báo với Cảng vụ Đường thủy nội địa và các cơ quan có liên quan theo quy định tại Quyết định số 8215/QĐ-UBND ngày 02 tháng 11 năm 2016 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Cảng vụ đường thủy nội địa thành phố Đà Nẵng. Lực lượng Biên phòng đang tạm giữ tài công Lê Công Chí.

Ngay sau khi nhận được thông tin, lãnh đạo thành phố gồm Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh và Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ cùng một số đồng chí lãnh đạo khác đã có mặt tại hiện trường để trực tiếp chỉ đạo công tác cứu nạn. Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đã lập Sở chỉ huy thống nhất tìm kiếm cứu nạn tại hiện trường doThiếu tướng Ngô Quý Đức, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu 5 trực tiếp chỉ huy. 

Ngay sau khi tàu gặp tàu tai nạn, các tàu khách ở gần tàu bị nạn và các ngư dân cùng lực lượng biên phòng tại chỗ đã nhanh chóng cứu vớt các nạn nhân. Lực lượng cấp cứu đã kịp thời đưa đến các bệnh viện trên địa bàn thành phố để tiến hành cấp cứu. Công tác cứu nạn lập tức được triển khai. Khoảng 1.000 người và 200 phương tiện của các lực lượng gồm Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Bộ Chỉ huy quân sự thành phố, Biên phòng thành phố, Cảnh sát phòng cháy, Công an thành phố, dân quân tự vệ, ngư dân, tàu khách du lịch, y tế …đã được huy động để thực hiện các hoạt động cứu nạn. Các lực lượng đã nhanh chóng triển khai đồng bộ các biện pháp cứu nạn. Theo đó, lực lượng quân đội do Quân khu 5 làm chủ công điều động lực lượng đặc công nước và các ngư dân quận Sơn Trà triển khai hai mũi dàn hàng dọc khu vực quanh cầu sông Hàn. Bộ Chỉ huy quân sự thành phố sử dụng lực lượng cùng với các tàu của ngư dân cơ động rà soát tìm kiếm xung quanh khu vực tàu bị nạn, tổ chức giăng lưới đánh cá ở phía dưới hạ lưu sông Hàn chặn đón trong trường hợp nạn nhân tử nạn trôi theo dòng chảy và sử dụng lực lượng công an, bộ đội chốt chặn khu vực tìm kiếm, bảo đảm an ninh trật tự. Ngay trong đêm xảy ra vụ việc, lãnh đạo thành phố đã trực tiếp vào thăm, chỉ đạo công tác cứu chữa nạn nhân tại bệnh viện; trực tiếp thăm và động viên người nhà nạn nhân; cắt cử các lực lượng thực hiện công tác bảo vệ hiện trường. Từ 5 giờ 30 ngày 05/6, lực lượng chức năng tiếp tục triển khai công tác tìm kiếm, cứu nạn trên sông Hàn. Lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo Sở Lao động và Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Du lịch, Công an thành phố, Công an quận Hải Châu… tích cực thực hiện công tác hỗ trợ, tìm kiếm tài sản bị mất. Bốn người đã nhận lại tài sản bị mất.

Lãnh đạo thành phố đã trực tiếp chỉ đạo, bằng mọi cách phải tìm cho được những người mất tích sớm nhất.

Các tàu thuyền thay phiên nhau tìm kiếm người bị nạn mất tích trên sông Hàn. Ảnh: Trần Lê Lâm - TTXVN
Các tàu thuyền thay phiên nhau tìm kiếm người bị nạn mất tích trên sông Hàn. Ảnh: Trần Lê Lâm - TTXVN


Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết: khi vụ việc xảy ra, UBND thành phố phối hợp với Quân khu 5 huy động kịp thời các lực lượng quân đội, lực lượng tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố; đồng thời huy động thêm lực lượng ngư dân lặn biển tham gia. Việc cứu hộ, cứu nạn kịp thời nên đã cứu được tối đa hành khách gặp nạn. Các nạn nhân bị thương điều trị trong bệnh viện được lực lượng bác sỹ chăm sóc, cứu chữa tốt nên sức khỏe được đảm bảo ổn định. Hiện những nạn nhân mất tích, công tác triển khai lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã rất tích cực, đồng bộ và mong muốn tìm thấy nạn nhân sớm nhất. Khu vực cửa biển đã có hai lớp lưới được giăng ngày từ đếm 4/6, lực lượng cứu nạn hàng hải Việt Nam đã chia thành những tuyến hai bên bờ sông, đến giữa sông với nỗ lực cao nhất có thể để kiếm tìm nạn nhân sớm nhất. 

Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Khuất Việt Hùng đánh giá cao UBND thành phố đã phối hợp kịp thời với các cấp, ngành, lực lượng chức năng trong công tác tìm kiếm. Yêu cầu phải làm sao để tìm được nạn nhân sớm nhất. Ông Khuất Việt Hùng cũng cho biết: Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia yêu cầu Cục Giao thông đường thủy rà soát lại hoạt động kinh doanh vận tải và an toàn đường thủy nội địa; thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra công tác an toàn giao thông đường thủy tại các địa phương có tình hình giao thông đường thủy phức tạp./. 







Có thể bạn quan tâm

Cửa biển cạn dòng do thủy triều xuống bất thường khiến ngư dân gặp khó

Cửa biển cạn dòng do thủy triều xuống bất thường khiến ngư dân gặp khó

Nhiều ngày qua do thủy triều xuống thấp bất thường khiến mực nước cửa biển Lạch Vạn (huyện Diễn Châu) vốn đã nông càng trở nên cạn dòng, tàu thuyền của ngư dân không thể ra, vào cửa biển theo đúng lịch trình như thường lệ. Điều đáng ngại là nhiều tàu, thuyền đã mắc cạn khi vào cửa biển.

Dạy Giáo dục địa phương từ nguồn "tài nguyên sống"

Dạy Giáo dục địa phương từ nguồn "tài nguyên sống"

Học tập, tham quan tại bảo tàng, các di tích văn hóa, lịch sử hay trực tiếp từ các nghệ nhân dân gian, chuyên gia, già làng… đã mang lại những tiết học Giáo dục địa phương sống động cho học sinh ở Nghệ An. Những tiết học thực tế giúp học sinh tiếp thu kiến thức tự nhiên, hiệu quả, góp phần bồi dưỡng niềm tự hào, tình yêu quê hương, ứng dụng những điều đã học vào thực tiễn.

Bắc Kạn trồng mới rừng tập trung và cây phân tán đạt hơn 138%

Bắc Kạn trồng mới rừng tập trung và cây phân tán đạt hơn 138%

Theo UBND tỉnh Bắc Kạn, thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”, trong 4 năm (từ năm 2021 đến 2024), các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã hưởng ứng và tham gia tích cực các phong trào trồng cây, trồng rừng do UBND tỉnh và các ngành, địa phương phát động.

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề

Các làng nghề không chỉ tạo việc làm thường xuyên, nâng cao thu nhập cho lao động tại chỗ ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc mà còn góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển làng nghề xen kẽ giữa khu dân cư đã và đang gây ra những hệ lụy không nhỏ về vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân.

53/54 tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng chống bệnh sởi đạt 95,2%

53/54 tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng chống bệnh sởi đạt 95,2%

Theo thống kê của Bộ Y tế, đến hết ngày 3/4, có 53/54 tỉnh đã triển khai tiêm chủng vắc-xin phòng, chống bệnh sởi được 762.320/800.719 đối tượng, đạt 95,2%. Đặc biệt, thành phố Cần Thơ do đã hoàn thành việc tiêm chủng cho các nhóm đối tượng đạt tỷ lệ cao trong năm 2024 và đầu năm 2025 nên còn số ít đối tượng cần tiêm chủng và triển khai lồng ghép vào ngày tiêm chủng thường xuyên.

Xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm năng lượng sạch

Xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm năng lượng sạch

Chiều 4/4, Tỉnh ủy Bạc Liêu tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum)

Liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum)

Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Các khoa học Trái đất (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thông tin, liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum) có độ lớn từ 2.6 đến 3.4. Trận động đất mới nhất có độ lớn 3.4 xảy ra lúc 12 giờ 32 phút 38 giây ngày 4/4 (giờ Hà Nội) có tọa độ 14.790 độ Vĩ Bắc-108.275 độ Kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1 km; độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Hai cuộc đời được tiếp nối từ nghĩa cử hiến tạng của chàng trai người Nùng

Hai cuộc đời được tiếp nối từ nghĩa cử hiến tạng của chàng trai người Nùng

Sáng 4/4, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hai bệnh nhân được ghép thận từ chàng trai người Nùng hiến tặng đã khỏe mạnh, xuất viện về nhà sau hơn 1 tháng phẫu thuật. Đây là hai ca ghép thận từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lĩnh vực ghép tạng của đơn vị.

Ninh Thuận ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển bền vững

Ninh Thuận ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển bền vững

Xác định vai trò quan trọng của đa dạng sinh học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tỉnh Ninh Thuận triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn. Các nỗ lực này tập trung vào việc bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, môi trường sống, nâng cao nhận thức và sự tham gia đóng góp của cộng đồng.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 4/4/2025: Nam Bộ có nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 4/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vẫn rét vào sáng sớm và đêm, nhưng ngày có nơi lên đến 29 độ C.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải cách quy đổi điểm tương đương trong xét tuyển đại học

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải cách quy đổi điểm tương đương trong xét tuyển đại học

Một trong những điểm mới của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm nay đó là, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở đào tạo sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh phải xác định quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển của các phương thức xét tuyển để đảm bảo công bằng, minh bạch với tất cả thí sinh. Chiều 3/4, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí để làm rõ các thông tin liên quan đến quy định này.

Giá xăng dầu tiếp tục tăng từ 15h chiều nay 3/4

Giá xăng dầu tiếp tục tăng từ 15h chiều nay 3/4

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu từ 15h chiều nay 3/4. Theo đó, giá xăng tiếp tục được điều chỉnh tăng cùng với giá dầu điêzen, dầu hoả, dầu madút.

Xác định nguyên nhân, khắc phục lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Xác định nguyên nhân, khắc phục lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Trước thông tin một số báo chí phản ánh, cánh đồng lúa vụ Đông Xuân của huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang ở hai bên đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đang thi công bị thiệt hại do công trình bơm cát đắp nền, do hai bên cao tốc không có mương thoát nước nên phèn và nước mặn tràn thấm xuống ruộng.

Yên Bái tiếp nhận 36 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Yên Bái tiếp nhận 36 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Chiều 2/4, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Yên Bái tổ chức Chương trình tiếp nhận hỗ trợ kinh phí chung tay xóa nhà tạm, dột nát năm 2025 từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép gần 5 tấn chất độc ở Lào Cai

Phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép gần 5 tấn chất độc ở Lào Cai

Chiều 2/4, Công an tỉnh Lào Cai thông tin, lực lượng chức năng của đơn vị vừa đấu tranh triệt phá thành công một đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất độc (xyanua) với số lượng lớn; tàng trữ trái phép vật liệu nổ; vi phạm quy định về khai thác tài nguyên tại huyện Văn Bàn và bắt quả tang 47 đối tượng liên quan.

Đề nghị điều tra, xử lý vụ hành hung bác sỹ tại Gia Lai

Đề nghị điều tra, xử lý vụ hành hung bác sỹ tại Gia Lai

Ngày 2/4, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế Gia Lai về vụ việc bác sỹ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Chư Sê, bị hành hung ngày 31/3. Vụ việc đã gây mất an ninh, trật tự, ảnh hưởng tiêu cực công tác khám, chữa bệnh, an toàn của người bệnh và nhân viên y tế.

Quảng Nam tái định cư, chống sạt lở cho đồng bào ở vùng “trước núi sau sông”

Quảng Nam tái định cư, chống sạt lở cho đồng bào ở vùng “trước núi sau sông”

Do địa hình có độ dốc cao, sông suối chia cắt mạnh cùng với phong tục tập quán, nhiều khu dân cư của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam nằm rải rác ở lưng chừng núi. Nhiều nơi nằm trong vùng “trước núi sau sông” hoặc “trước sông sau núi” nên thường xuyên đối mặt với nguy cơ sạt lở núi và lũ quét. Nhiều năm qua, cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Quảng Nam đã nỗ lực ứng phó hiệu quả với thiên tai, ổn định cuộc sống lâu dài cho đồng bào.

Thêm thu nhập, tăng động lực cho người dân tích cực bảo vệ rừng ở Điện Biên

Thêm thu nhập, tăng động lực cho người dân tích cực bảo vệ rừng ở Điện Biên

Nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai hiệu quả, tỷ lệ che phủ rừng tại Điện Biên đã liên tục tăng trong những năm qua. Chính sách này không những nâng cao được trách nhiệm của người dân đối với quản lý, bảo vệ rừng mà còn còn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số.