Thanh Hóa phấn đấu không còn nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại vùng cao

Thanh Hóa phấn đấu không còn nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại vùng cao

Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025" nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, tiến tới xóa bỏ dần các hủ tục lạc hậu trong hôn nhân và gia đình tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn diễn ra tại các huyện miền núi đặc biệt khó khăn của tỉnh.

Lào Cai nỗ lực kéo giảm các vấn nạn kìm hãm chất lượng dân số

Lào Cai nỗ lực kéo giảm các vấn nạn kìm hãm chất lượng dân số

Ở Lào Cai hiện vẫn còn nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến chất lượng dân số, đặc biệt là tảo hôn, hôn nhân cận huyết, phụ nữ dưới 18 tuổi sinh con. Các ban, ngành ở tỉnh này cần vào cuộc quyết liệt, đồng bộ hơn nữa để giải quyết triệt để các vấn nạn này để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, phù hợp với chủ đề của Ngày dân số thế giới 11/7 năm nay: “Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững”.

Phú Thọ nỗ lực giảm tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số

Phú Thọ nỗ lực giảm tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số

Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn, cụ thể là nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, xuất phát từ quan điểm, tập quán lạc hậu, coi việc lấy vợ, lấy chồng cho con sớm là để nhà có thêm người làm, người lao động, hay chỉ đơn thuần từ suy nghĩ tuổi trẻ thì đẻ con sẽ khỏe mạnh hơn… nên tình trạng tảo hôn ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn xảy ra.
Ngăn chặn tảo hôn trong vùng dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La

Ngăn chặn tảo hôn trong vùng dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La

Nhiều năm qua, tại tỉnh Sơn La, tình trạng tảo hôn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tại các xã vùng sâu, vùng xa đã phần nào kéo lùi sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để hạn chế tình trạng này, nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho thanh thiếu niên trong việc kết hôn đã được triển khai, tuy nhiên vẫn chưa mang lại nhiều kết quả tích cực.
Gia Lai nỗ lực giảm số xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn

Gia Lai nỗ lực giảm số xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Krông Pa (Gia Lai) đã triển khai hiệu quả các dự án hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Tuyên truyền về nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết tới đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước. Ảnh: baobinhphuoc.com.vn

Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước

Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là một vấn nạn lớn của xã hội, ảnh hưởng sự phát triển bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Việc thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiêu số” ở Bình Phước có nhiều chuyển biến tích cực.
Cán bộ thôn Lao Lý, xã Phổi (TP. Lào Cai) tuyên truyền cho người dân về tác hại, hậu quả của việc tảo hôn. Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN

Lào Cai cơ bản chấm dứt tình trạng hôn nhân cận huyết

Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lào Cai Nông Đức Ngọc cho biết, địa phương đã cơ bản chấm dứt được tình trạng hôn nhân cận huyết. Từ năm 2020 đến hết quý I/2022, tỉnh không còn phát sinh trường hợp nào trên địa bàn. Đây là kết quả đạt được sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 33- CT/TU ngày 30/10/2017 của Tỉnh ủy Lào Cai về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Cán bộ thôn Láo Lý, xã tả Phời (thành phố Lào Cai) tuyên truyền đến người dân về tác hại và hệ lụy của việc hôn nhân cận huyết thống. Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN

Đẩy lùi "khoảng tối" hủ tục ở Láo Lý

Nằm trên địa bàn thành phố Lào Cai, nhưng thôn Láo Lý, xã Tả Phời, vẫn thuộc diện đặc biệt khó khăn, đang được hỗ trợ theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của Chính phủ.
Trà Vinh nỗ lực giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trà Vinh nỗ lực giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trong 3 ngày 12-14/8, tại huyện Tiểu Cần (Trà Vinh), Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2020. Khoảng 300 đại biểu là cán bộ cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể, người có uy tín và đại diện hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tham dự.
Đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vùng cao Lào Cai

Đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vùng cao Lào Cai

Những tháng đầu năm 2020, tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số Lào Cai có xu hướng gia tăng trở lại sau thời gian giảm mạnh, chủ yếu diễn ra tại một số địa bàn vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Đây là một vấn nạn nhức nhối cần có sự vào cuộc đồng bộ, hiệu quả của cả hệ thống chính trị nhằm đẩy lùi, tiến tới xóa bỏ hủ tục lạc hậu này.
Nhân viên dân số xã Ba Cụm Bắc, huyện Khánh Sơn tuyên truyền về các biện pháp kế hoạch hóa dân số, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho phụ nữ trong xã. Ảnh: Phan Sáu - TTXVN

Khánh Hòa giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết

Những năm qua, Khánh Hòa đã thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho vị thành niên, thanh niên; đẩy mạnh tuyên truyền công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Nhờ đó, nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thay đổi theo hướng tích cực, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở Lào Cai giảm mạnh

Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở Lào Cai giảm mạnh

Theo Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai, năm 2019, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại địa phương này có chiều hướng giảm mạnh. Tại Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020 tổ chức ngày 9/1, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lào Cai Nông Đức Ngọc khẳng định, đây là hiệu quả sau 2 năm thực hiện Chỉ thị số 33 ngày 30/10/2017 của Tỉnh ủy Lào Cai về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cấp ủy chính quyền các cấp trong việc phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Còn phổ biến tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại Bảo Lâm

Còn phổ biến tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại Bảo Lâm

Cùng với những đổi thay về đời sống kinh tế, văn hóa, giáo dục, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống của huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng đã có xu hướng ít dần đi. Tuy nhiên, Bảo Lâm vẫn là một trong những huyện có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao nhất của tỉnh Cao Bằng.
Lào Cai: Ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Lào Cai: Ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Lào Cai sẽ xử lý nghiêm các cán bộ, đảng viên vi phạm, thiếu gương mẫu trong việc phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, đảm bảo kịp thời, không né tránh, không bao che, không dung túng cho các trường hợp tảo hôn tại địa phương. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai đặt ra từ nay đến cuối năm 2019 nhằm đảm bảo tiến tới ngăn chặn và đẩy lùi hoàn toàn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trên địa bàn.