Theo thống kê của Phòng Dân tộc huyện Bảo Lâm, từ năm 2016 đến nay, toàn huyện có 95 cặp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Con số thực tế có thể còn cao hơn.
Ông Phan Văn Mạch, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Bảo Lâm cho biết, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã tồn tại, ăn sâu trong nhận thức của người dân địa phương từ nhiều đời nay. Tập tục này ảnh hưởng, chi phối mạnh mẽ trong đời sống, sinh hoạt của đồng bào, rất khó thay đổi. Người dân vẫn còn quan niệm kết hôn trong họ tộc để lưu giữ tài sản trong gia đình, không mang sang họ khác nên việc vận động người dân từ bỏ tập tục này rất khó khăn.
Bên cạnh đó, một số cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo, quản lý tình trạng hôn nhân và gia đình chưa thường xuyên, liên tục, chưa chỉ đạo các xóm tổ chức giám sát các hộ gia đình có con trong độ tuổi vị thành niên có nguy cơ tảo hôn. Đồng thời, nhiều người dân nơi đây còn thiếu hiểu biết về pháp luật, đặc biệt là Luật Hôn nhân và Gia đình. Tình hình xử lý các trường hợp vi phạm tảo hôn của chính quyền địa phương chưa đủ mạnh, chưa kiên quyết.
Điều kiện kinh tế khó khăn cũng làm cho một số gia đình không đủ sức chi phí cho con học hành, thiếu những điều kiện vật chất tối thiểu để nuôi dạy con cái nên tình trạng trẻ em bỏ học còn xảy ra dẫn đến kết hôn sớm. Các nguồn hỗ trợ cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nhất là Luật Hôn nhân và Gia đình đến các xóm, bản còn hạn chế. Ngay cả ở khu vực trung tâm của huyện như thị trấn Pác Miầu - nơi trình độ dân trí, văn hóa khá cao của huyện, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết vẫn diễn ra khá nhiều.
Theo ông Mã Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Pác Miầu cho biết: Từ năm 2018 đến nay, thị trấn có 12 cặp tảo hôn. Lứa tuổi tảo hôn thường rơi vào khoảng 15 - 16 tuổi. Mặc dù chính quyền thị trấn đã có nhiều biện pháp tuyên truyền vận động nhưng tình trạng này vẫn diễn biến phức tạp. Thị trấn đang phối hợp với các đơn vị liên quan mở các lớp tuyên truyền về y tế, dân số, kiến thức về hôn nhân gia đình và cử cán bộ xã đến vận động các hộ gia đình thực hiện đúng Luật Hôn nhân và gia đình, con em đủ tuổi mới kết hôn.
Hiện nay, để giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, huyện Bảo Lâm đang tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các nhóm đối tượng, cha mẹ, những người trong độ tuổi sinh đẻ, vị thành niên, thanh niên, học sinh tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông về các nội dung như: Luật Hôn nhân và gia đình, chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, hậu quả của việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Bên cạnh đó, huyện cũng chỉ đạo tăng cường các hoạt động tư vấn, can thiệp; triển khai nhân rộng các mô hình phù hợp nhằm thay đổi hành vi, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng nhằm thực hiện ngăn ngừa, giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Ông Phan Văn Mạch, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Bảo Lâm cho biết, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã tồn tại, ăn sâu trong nhận thức của người dân địa phương từ nhiều đời nay. Tập tục này ảnh hưởng, chi phối mạnh mẽ trong đời sống, sinh hoạt của đồng bào, rất khó thay đổi. Người dân vẫn còn quan niệm kết hôn trong họ tộc để lưu giữ tài sản trong gia đình, không mang sang họ khác nên việc vận động người dân từ bỏ tập tục này rất khó khăn.
Bên cạnh đó, một số cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo, quản lý tình trạng hôn nhân và gia đình chưa thường xuyên, liên tục, chưa chỉ đạo các xóm tổ chức giám sát các hộ gia đình có con trong độ tuổi vị thành niên có nguy cơ tảo hôn. Đồng thời, nhiều người dân nơi đây còn thiếu hiểu biết về pháp luật, đặc biệt là Luật Hôn nhân và Gia đình. Tình hình xử lý các trường hợp vi phạm tảo hôn của chính quyền địa phương chưa đủ mạnh, chưa kiên quyết.
Điều kiện kinh tế khó khăn cũng làm cho một số gia đình không đủ sức chi phí cho con học hành, thiếu những điều kiện vật chất tối thiểu để nuôi dạy con cái nên tình trạng trẻ em bỏ học còn xảy ra dẫn đến kết hôn sớm. Các nguồn hỗ trợ cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nhất là Luật Hôn nhân và Gia đình đến các xóm, bản còn hạn chế. Ngay cả ở khu vực trung tâm của huyện như thị trấn Pác Miầu - nơi trình độ dân trí, văn hóa khá cao của huyện, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết vẫn diễn ra khá nhiều.
Theo ông Mã Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Pác Miầu cho biết: Từ năm 2018 đến nay, thị trấn có 12 cặp tảo hôn. Lứa tuổi tảo hôn thường rơi vào khoảng 15 - 16 tuổi. Mặc dù chính quyền thị trấn đã có nhiều biện pháp tuyên truyền vận động nhưng tình trạng này vẫn diễn biến phức tạp. Thị trấn đang phối hợp với các đơn vị liên quan mở các lớp tuyên truyền về y tế, dân số, kiến thức về hôn nhân gia đình và cử cán bộ xã đến vận động các hộ gia đình thực hiện đúng Luật Hôn nhân và gia đình, con em đủ tuổi mới kết hôn.
Hiện nay, để giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, huyện Bảo Lâm đang tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các nhóm đối tượng, cha mẹ, những người trong độ tuổi sinh đẻ, vị thành niên, thanh niên, học sinh tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông về các nội dung như: Luật Hôn nhân và gia đình, chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, hậu quả của việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Bên cạnh đó, huyện cũng chỉ đạo tăng cường các hoạt động tư vấn, can thiệp; triển khai nhân rộng các mô hình phù hợp nhằm thay đổi hành vi, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng nhằm thực hiện ngăn ngừa, giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Quốc Đạt