Báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho thấy, trong quý 1/2017, xuất khẩu gạo của cả nước đạt gần 1,1 triệu tấn, với trị giá FOB hơn 472 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu gạo giảm 23% về lượng và 18% trị giá FOB.
Trong 1,1 triệu tấn gạo xuất khẩu trên, chỉ có 87.000 tấn xuất khẩu sang Cuba là hợp đồng tập trung, chiếm gần 8%, còn lại là các hợp đồng thương mại.
Thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam trong 3 tháng năm nay chủ yếu vẫn là Trung Quốc, với 448.000 tấn, chiếm 41% tổng lượng gạo xuất khẩu. Philippines 227.000 tấn, chiếm hơn 20%; Châu Phi 142.000 tấn, chiếm 13%... Điều này cho thấy có sự thay đổi khá lớn về xu hướng nhập khẩu gạo của các nước trong thời gian gần đây.
Theo ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch VFA, nhiều thị trường nhập khẩu gạo chính của Việt Nam, nhất là ở khu vực Đông Nam Á dần thay đổi cơ chế điều hành nhập khẩu gạo, từ các hợp đồng tập trung liên Chính phủ chuyển dần sang giao cho doanh nghiệp tư nhân hoặc tự do hóa hoàn toàn thương mại gạo.
Với xu hướng này buộc các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo Việt cần có sự chuẩn bị thông tin đầy đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường tốt hơn trong thời gian tới.
Ngoài ra, còn một điểm nổi bật trong xuất khẩu gạo quý 1/2017, đó là giá gạo xuất khẩu bình quân tăng khá cao so với cùng kỳ năm 2016. Cụ thể, giá xuất khẩu gạo bình quân tại cảng trong 3 tháng năm nay là 432 USD/tấn, tăng 27,7 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái.
Riêng trong tháng 3, giá xuất khẩu gạo bình quân lên đến gần 445 USD/tấn, tăng 42,8 USD/tấn. Nguyên nhân chủ yếu là do giá gạo nội địa tăng đột biến, đẩy giá chào bán xuất khẩu của doanh nghiệp cũng tăng theo.
Tuy nhiên, chỉ một số ít doanh nghiệp trữ hàng trước đó có lời, còn đa số là thua lỗ, hoặc lời ít. Hiện giá lúa gạo nội địa đang có xu hướng sụt giảm, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp dự trữ gạo phục vụ các hợp đồng xuất khẩu gạo đã đăng ký.
Tính đến ngày 31/3/2017, vẫn còn 1,14 triệu tấn gạo thuộc các hợp đồng đã đăng ký xuất khẩu nhưng chưa giao hàng, trong đó phần lớn vẫn là các hợp đồng thương mại của doanh nghiệp./.
Trong 1,1 triệu tấn gạo xuất khẩu trên, chỉ có 87.000 tấn xuất khẩu sang Cuba là hợp đồng tập trung, chiếm gần 8%, còn lại là các hợp đồng thương mại.
Vận chuyển gạo vào kho chuẩn bị cho xuất khẩu tại Công ty Lương thực Long An. Ảnh: Đình Huệ - TTXVN |
Thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam trong 3 tháng năm nay chủ yếu vẫn là Trung Quốc, với 448.000 tấn, chiếm 41% tổng lượng gạo xuất khẩu. Philippines 227.000 tấn, chiếm hơn 20%; Châu Phi 142.000 tấn, chiếm 13%... Điều này cho thấy có sự thay đổi khá lớn về xu hướng nhập khẩu gạo của các nước trong thời gian gần đây.
Theo ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch VFA, nhiều thị trường nhập khẩu gạo chính của Việt Nam, nhất là ở khu vực Đông Nam Á dần thay đổi cơ chế điều hành nhập khẩu gạo, từ các hợp đồng tập trung liên Chính phủ chuyển dần sang giao cho doanh nghiệp tư nhân hoặc tự do hóa hoàn toàn thương mại gạo.
Với xu hướng này buộc các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo Việt cần có sự chuẩn bị thông tin đầy đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường tốt hơn trong thời gian tới.
Ngoài ra, còn một điểm nổi bật trong xuất khẩu gạo quý 1/2017, đó là giá gạo xuất khẩu bình quân tăng khá cao so với cùng kỳ năm 2016. Cụ thể, giá xuất khẩu gạo bình quân tại cảng trong 3 tháng năm nay là 432 USD/tấn, tăng 27,7 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái.
Vận chuyển gạo vào kho chuẩn bị cho xuất khẩu tại Công ty Lương thực Long An. Ảnh: Đình Huệ - TTXVN |
Tuy nhiên, chỉ một số ít doanh nghiệp trữ hàng trước đó có lời, còn đa số là thua lỗ, hoặc lời ít. Hiện giá lúa gạo nội địa đang có xu hướng sụt giảm, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp dự trữ gạo phục vụ các hợp đồng xuất khẩu gạo đã đăng ký.
Tính đến ngày 31/3/2017, vẫn còn 1,14 triệu tấn gạo thuộc các hợp đồng đã đăng ký xuất khẩu nhưng chưa giao hàng, trong đó phần lớn vẫn là các hợp đồng thương mại của doanh nghiệp./.