Những ngày gần đây, mưa lớn ở vùng thượng nguồn đã khiến nước lũ tràn về, kết hợp một số hồ thủy lợi trên địa bàn xả tràn, gây ngập úng nhiều nhà cửa, cây trồng, cuốn trôi gia súc, gia cầm của người dân ở một số xã thuộc huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cập nhật nhanh đến 7 giờ ngày 8/9, đã có 121.500 ha lúa và hoa màu bị ngập, hư hại; 5.027 ha cây ăn quả bị hư hại; trên 1.000 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi (chủ yếu ở Quảng Ninh).
Do chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục đi qua Bắc Bộ, kết hợp với gió hội tụ trên cao, nhiều đợt mưa lớn kéo dài trên diện rộng tại nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Đặc biệt, tại huyện Yên Bình, chỉ tính trong tháng 8 đã có 5 đợt mưa to kéo dài, lượng mưa phổ biến từ 90 đến 150 mm, gây ảnh hưởng đến nhiều nhà ở của nhân dân, thiệt hại một số diện tích hoa màu, vật nuôi, làm hư hỏng nhiều điểm trên các tuyến đường giao thông.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, từ ngày 27 đến 31/7 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng xuất hiện mưa lớn kéo dài trên diện rộng khiến cho nhiều công trình giao thông bị sạt lở, hoa màu bị ngập úng, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
Mưa to kèm theo dông lốc đã khiến 1 người tử vong và gây nhiều thiệt hại về nhà cửa, tài sản, hoa màu của người dân ở các huyện Văn Chấn, Trấn Yên, Lục Yên. Ước tính thiệt hại do mưa dông là khoảng 1 tỷ đồng.
Đợt triều cường đầu tháng 3 âm lịch, mực nước dưới sông dâng cao cộng với đoạn bờ bao tại khu vực ấp An Phú, xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đấu nối vào chân cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ quá “mỏng manh” nên đã bị vỡ, khiến hơn 16 ha lúa và hoa màu bị ngập sâu trong nước nhiều ngày qua, nguy cơ cao thiệt hại về kinh tế.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp thông tin, tỉnh chuyển đổi diện tích lúa Đông Xuân và Hè Thu năm 2023 gần 5.000 ha sang cây trồng khác; trong đó có hơn 3.000 ha lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm; hơn 900 ha trồng cây lâu năm và gần 28 ha nuôi trồng thủy sản. Đối với cây lâu năm được trồng các loại cây như xoài, mít, sầu riêng, chanh, ổi, cam ... Đối với cây hàng năm trồng các loại hoa màu như ớt, dưa hấu, ngô, kiệu, sen…
Do ảnh hưởng của bão số 4, những ngày qua, địa bàn Tây Nguyên có mưa to đến rất to gây ngập lụt cục bộ tại một số địa phương. Tại huyện Chư Prông, mưa lũ đã cuốn trôi nhiều ha cây trồng của người dân. Đặc biệt, công trình thủy điện Ia Glae 2 đang được xây dựng trên suối Ia Glae, thuộc địa bàn hai xã Ia Ga và Ia Vê (huyện Chư Prông) đã bị vỡ đập chính. Đây là sự cố nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về môi trường cũng như hoa màu của người dân.
Theo Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến 17h ngày 28/9, tại Bắc Bộ, diện tích bị ngập lụt, úng là 24.400 ha; trong đó lúa 17.361 ha, hoa màu 7.049 ha. Điển hình, Nam Định có 7.230 ha, Thái Bình 7.876 ha, Hà Nam 7.226 ha, Hà Nội 334 ha, Hòa Bình 1.652 ha; Lào Cai 95 ha.
Ngày 26/6, thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Yìm kiếm cứu nạn tỉnh Lạng Sơn cho biết, ảnh hưởng của các đợt mưa kéo dài từ ngày 23 đến sáng 26/6 đã gây nhiều thiệt hại về nhà cửa và diện tích đất nông nghiệp của người dân. Hiện Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai các huyện, thành phố đang tiếp tục tiến hành kiểm tra, rà soát về tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn.
Trong 6 tháng của năm 2023, Đồng Tháp xuống giống được 12.509 ha hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Sản xuất ngành hàng hoa màu đạt 1.326 tỷ đồng, lợi nhuận tăng từ 12 - 77 triệu đồng/ha so với cùng kỳ năm 2022.
Phòng Kinh tế thành phố Kon Tum đã có báo cáo thiệt hại về tài sản, hoa màu do mưa lớn, gió lốc, mưa đá xảy ra vào chiều tối 23/4, trong đó có hơn 160 ha lúa đang chuẩn bị thu hoạch. Thống kê ban đầu, tổng thiệt hại gần 6,8 tỷ đồng. Ngành Nông nghiệp thành phố đang triển khai các biện pháp hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, có từ 57-68% cơ giới hóa khâu bơm tưới trên hoa màu và cây ăn trái trong mùa nắng năm 2023; các hộ nông dân áp dụng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn như: hệ thống tưới phun tự động, bán tự động và tưới nhỏ giọt. Tưới tiên tiến, tiết kiệm nước giúp tiết kiệm được 10 lần so với tưới thông thường.
Khoảng 14 giờ 30 ngày 22/3, địa bàn huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã xảy ra mưa lớn kèm theo mưa đá kéo dài hơn 1 tiếng đồng hồ, khiến một số diện tích rau màu bị hư hại. Đây là cơn mưa đá bất ngờ xảy ra vào giữa mùa khô ở khu vực Tây Nguyên.
Từ đêm 20/2 đến sáng 22/2, do ảnh hưởng của không khí lạnh có cường độ mạnh, trên địa bàn tỉnh Sơn La trời rét đậm, có nơi rét hại với nhiệt độ thấp nhất từ gần 3 độ - 10 độ, gây thiệt hại nặng về vật nuôi, cây cối và hoa màu.
Ngày 30/12, ông Phan Chí Hùng, Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định) cho biết, lực lượng chức năng đã cắm biển cảnh báo tại khu vực núi Trang Dài thuộc thôn Phú Lâm (xã Tây Phú, huyện Tây Sơn) bị sạt lở nghiêm trọng trong những ngày qua do mưa lớn.
Chỉ trong mấy ngày cuối tháng 4/2020, khi lúa đã chín sắp đến ngày thu hoạch, thời tiết cực đoan bất ngờ xuất hiện ở Quảng Bình, mưa lớn kèm gió mạnh đã làm hơn 3.400 ha lúa trên địa bàn bị đổ; trong đó, có hơn 3.000 ha giảm năng suất đến 50%. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình, thiệt hại ước tính hơn 65 tỷ đồng. Các địa phương chịu thiệt hại nặng là huyện Lệ Thủy hơn 1.300 ha, huyện Quảng Ninh trên 1.100 ha, huyện Quảng Trạch khoảng 300 ha...
Cùng với việc giúp người dân tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất lúa, Ban Quản lý Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững Sóc Trăng (VnSAT-ST) đã hỗ trợ người dân ở vùng dự án biết cách ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng hoa màu trên nền đất lúa cho thu nhập cao hơn sản xuất lúa cùng thời vụ gieo trồng.
Từ năm 2018 đến đầu năm 2019, tỉnh Đồng Tháp đã chuyển đổi hơn 16.000 ha lúa kém hiệu quả sang trồng hoa màu và cây lâu năm. Bình quân 1 ha trồng hoa màu cho lợi nhuận cao hơn trồng lúa từ 10-300 triệu đồng/năm và trồng cây lâu năm lợi nhuận cao hơn từ 90-500 triệu đồng/năm/ha. Đa số diện tích chuyển đổi lúa sang trồng ngô, vừng, đậu tương, khoai lang, sen, cây xoài, nhãn, cam….
Liên tục trong 2 ngày 3 và 4/8, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có mưa lớn kéo dài trên diện rộng khiến cho nhiều tuyến đường bị sạt lở, ách tắc giao thông, gần 400 ha hoa màu bị ngập. Thiệt hại nặng nhất là các huyện Hà Quảng, Quảng Uyên, Hòa An và thành phố Cao Bằng.
Sau nhiều tranh cãi, chiều 30/7, tỉnh Lào Cai đã chính thức công bố kết luận nguyên nhân làm cây dứa thối và táp lá cây cối, hoa màu tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương là do axit H2SO4, đồng (Cu), khí SO2 được thải ra từ Nhà máy luyện kim màu Lào Cai thuộc Công ty cổ phần Tứ Đỉnh.
Mực nước các sông Krông Ana, Srêpốk và Krông Nô dâng cao trong đợt mưa lũ vừa qua đã khiến hàng ngàn héc-ta hoa màu ở nhiều vùng trũng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk bị ngập lụt và mất trắng, trong đó chủ yếu là khoai lang, lúa, sắn, ngô đang chuẩn bị thu hoạch.