Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Nguyễn Văn Dũng đề nghị, thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình tập trung phối hợp với các đơn vị rà soát, phân định các xã thuộc khu vực III, II, I sau khi các đơn vị hành chính cấp xã, huyện của tỉnh được sáp nhập.
Đồng thời, tăng cường việc rà soát lại nhu cầu đầu tư trên cơ sở xác định địa bàn, đối tượng thụ hưởng để tham mưu UBND tỉnh xây dựng và ban hành Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021- 2025. Đây là cơ sở quan trọng để Quốc hội ban hành chương trình Mục tiêu quốc gia mới và nguồn lực đảm bảo thực hiện chương trình.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng tập trung thảo luận những vấn đề vướng mắc trong công tác dân tộc năm 2019 như: Tỷ lệ hộ nghèo cao, thoát nghèo thiếu bền vững, chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc nông thôn, miền núi còn có khoảng cách lớn đối với vùng đô thị và khu vực thuận lợi; nguồn vốn đầu tư từ Chương trình phân bổ cho các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn còn thấp; bộ máy tổ chức và năng lực cán bộ công tác dân tộc còn bất cập, chưa ổn định; một số đề án, kế hoạch, dự án, chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã ban hành nhưng không thể bố trí được nguồn vốn; định mức hỗ trợ xã, thôn bản chưa đáp ứng nhu cầu thực tế.
Hội nghị cũng thống nhất với những nhiệm vụ đề ra năm 2020, trong đó, tập trung nâng cao nhận thức về công tác dân tộc cho cán bộ, đảng viên các cấp; xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xóm, xã đặc biệt khó khăn; xác định mô hình phát triển kinh tế phù hợp với năng lực nhận thức của đồng bào và thế mạnh của địa phương; giải quyết đơn thư đề nghị, khiếu nại, tố cáo kịp thời đúng quy định; đảm bảo quốc phòng an ninh, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đổi mới công tác thi đua khen thưởng.
Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình, năm 2019, với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước cùng với sự cố gắng vươn lên của đồng bào các dân tộc trong tỉnh đã góp phần quan trọng trong kết quả thực hiện các tiêu chí về kinh tế, xã hội của tỉnh Hòa Bình. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 11,36% và cận nghèo 14%. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh trung bình là 23,1%, cận nghèo là 27%. Tháng 12/2019, Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban dân tộc đã có quyết định phê duyệt công nhận 6 xã, 73 thôn đặc biệt khó khăn của tỉnh Hòa Bình hoàn thành Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020.
Hiện nay, toàn tỉnh Hòa Bình còn 95 xã và 24 thôn đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư 135. Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020 đạt kết quả cao. Trong đó, từ nguồn vốn trung ương hỗ trợ trên 125 tỷ đồng năm 2019 để xây dựng gần 300 công trình. Chủ yếu là các công trình phục vụ đời sống người dân vùng khó khăn như: Làm đường giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt. Đồng thời, phân bổ gần 25 tỷ đồng hỗ trợ trực tiếp cây, con giống, phân bón, vật tư nông nghiệp cho trên 12.500 hộ nghèo, cận nghèo. Ngoài ra, đã có trên 4,6 tỷ đồng được phân bổ cho cấp tỉnh và huyện để thực hiện việc cung cấp thông tin, hỗ trợ vật chất động viên tin thần đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời, tăng cường việc rà soát lại nhu cầu đầu tư trên cơ sở xác định địa bàn, đối tượng thụ hưởng để tham mưu UBND tỉnh xây dựng và ban hành Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021- 2025. Đây là cơ sở quan trọng để Quốc hội ban hành chương trình Mục tiêu quốc gia mới và nguồn lực đảm bảo thực hiện chương trình.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng tập trung thảo luận những vấn đề vướng mắc trong công tác dân tộc năm 2019 như: Tỷ lệ hộ nghèo cao, thoát nghèo thiếu bền vững, chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc nông thôn, miền núi còn có khoảng cách lớn đối với vùng đô thị và khu vực thuận lợi; nguồn vốn đầu tư từ Chương trình phân bổ cho các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn còn thấp; bộ máy tổ chức và năng lực cán bộ công tác dân tộc còn bất cập, chưa ổn định; một số đề án, kế hoạch, dự án, chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã ban hành nhưng không thể bố trí được nguồn vốn; định mức hỗ trợ xã, thôn bản chưa đáp ứng nhu cầu thực tế.
Hội nghị cũng thống nhất với những nhiệm vụ đề ra năm 2020, trong đó, tập trung nâng cao nhận thức về công tác dân tộc cho cán bộ, đảng viên các cấp; xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xóm, xã đặc biệt khó khăn; xác định mô hình phát triển kinh tế phù hợp với năng lực nhận thức của đồng bào và thế mạnh của địa phương; giải quyết đơn thư đề nghị, khiếu nại, tố cáo kịp thời đúng quy định; đảm bảo quốc phòng an ninh, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đổi mới công tác thi đua khen thưởng.
Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình, năm 2019, với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước cùng với sự cố gắng vươn lên của đồng bào các dân tộc trong tỉnh đã góp phần quan trọng trong kết quả thực hiện các tiêu chí về kinh tế, xã hội của tỉnh Hòa Bình. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 11,36% và cận nghèo 14%. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh trung bình là 23,1%, cận nghèo là 27%. Tháng 12/2019, Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban dân tộc đã có quyết định phê duyệt công nhận 6 xã, 73 thôn đặc biệt khó khăn của tỉnh Hòa Bình hoàn thành Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020.
Hiện nay, toàn tỉnh Hòa Bình còn 95 xã và 24 thôn đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư 135. Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020 đạt kết quả cao. Trong đó, từ nguồn vốn trung ương hỗ trợ trên 125 tỷ đồng năm 2019 để xây dựng gần 300 công trình. Chủ yếu là các công trình phục vụ đời sống người dân vùng khó khăn như: Làm đường giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt. Đồng thời, phân bổ gần 25 tỷ đồng hỗ trợ trực tiếp cây, con giống, phân bón, vật tư nông nghiệp cho trên 12.500 hộ nghèo, cận nghèo. Ngoài ra, đã có trên 4,6 tỷ đồng được phân bổ cho cấp tỉnh và huyện để thực hiện việc cung cấp thông tin, hỗ trợ vật chất động viên tin thần đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Vũ Hà