Hòa Bình có hơn 30 nghìn lượt người nghèo, chính sách được vay vốn

Gia đình Ông Nguyễn Văn Đức xóm Sèo, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc đã phát triển mô hình vườn chè quê nhà từ ngồn vốn vay 20 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đà Bắc. Hiện nay gia đình ông đã ổn định kinh tế, thoát nghèo bền vững. Ảnh: Trọng Đạt
Gia đình Ông Nguyễn Văn Đức xóm Sèo, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc đã phát triển mô hình vườn chè quê nhà từ ngồn vốn vay 20 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đà Bắc. Hiện nay gia đình ông đã ổn định kinh tế, thoát nghèo bền vững. Ảnh: Trọng Đạt

Đến tháng 10/2021, nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Hòa Bình đã chuyển đến cho trên 30 nghìn lượt khách hàng là người nghèo, các đối tượng chính sách và các đối tượng khác, tạo động lực quan trọng để họ vươn lên thoát nghèo bền vững, phát triển kinh tế hộ gia đình...

Hòa Bình có hơn 30 nghìn lượt người nghèo, chính sách được vay vốn ảnh 1 Bà con đồng bào dân tộc được cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Tân Lạc hướng dẫn các chương trình vay vốn tại điểm giao dịch xã Lỗ Sơn. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

Trong bối cảnh khó khăn chung về dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giao dịch tín dụng của hệ thống các ngân hàng chính sách xã hội trên cả nước, Hòa Bình vẫn là một trong những địa phương có nguồn vốn tín dụng chính sách hoạt động hiệu quả. Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Hòa Bình đã và đang triển khai nhiều chương trình tín dụng chính sách đến các thôn xã của các huyện.

Hoạt động giao dịch, giao ban tại 151 điểm giao dịch xã trên toàn tỉnh được duy trì thực hiện chất lượng hiệu quả, đảm bảo tuyệt đối an toàn về người, tài sản, phục vụ trên 62 nghìn lượt khách hàng đến giao dịch; tỷ lệ giải ngân đạt 97,46%, thu nợ gốc đạt 93,23% và thu lãi đạt 97,74%…

Hòa Bình có hơn 30 nghìn lượt người nghèo, chính sách được vay vốn ảnh 2 Từ nguồn vốn vay chính sách, gia đình ông Bàn Văn Toàn ở xóm Tằm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc đã đầu tư làm chuồng nuôi và mua trâu giống để phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

Năm 2021, 10 huyện, thành phố trong tỉnh đã quan tâm chuyển vốn từ ngân sách địa phương sang Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam với số tiền trên 10.717 triệu đồng, vượt kế hoạch được Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam giao, nâng tổng số dư nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương đến 31/10 lên 59.700 triệu đồng, góp phần bổ sung thêm nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Đà Bắc, ông Nguyễn Thanh Tuấn cho biết, những năm qua, nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội đã có tác động tích cực đến giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đà Bắc.

Hòa Bình có hơn 30 nghìn lượt người nghèo, chính sách được vay vốn ảnh 3Hợp tác xã dệt thổ cẩm Chiềng Châu đã sử dụng số tiền vay từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Mai Châu để đầu tư xây dựng nhà xưởng và trang bị 12 máy công nghiệp, 2 máy vắt sổ cùng 50 khung dệt vải thổ cẩm, tạo việc làm cho hơn 30 chị em phụ nữ dân tộc Thái. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

Từ nguồn vốn tín dụng, đa số hộ nghèo, đối tượng chính sách tại địa phương đã chuyển biến về ý thức, sử dụng đồng vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh rất hiệu quả. Nhiều hộ nghèo đã cải thiện cuộc sống và thoát nghèo bền vững, vươn lên phát triển kinh tế làm giàu và trở thành tấm gương cho các hộ khác học tập, tạo sự lan tỏa trong giảm nghèo.

Từ một huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Hòa Bình với hơn 50% hộ nghèo thì đến năm 2020 toàn huyện Đà Bắc chỉ còn 23,75% hộ nghèo, điều này cho thấy sự hiệu quả từ các chương trình, giải pháp xóa đói giảm nghèo của chính quyền địa phương trong việc nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cho nhân dân.

Hòa Bình có hơn 30 nghìn lượt người nghèo, chính sách được vay vốn ảnh 4Hoạt động giao dịch, giao ban tại 151 điểm giao dịch xã trên toàn tỉnh được duy trì thực hiện hiệu quả, đảm bảo tuyệt đối an toàn về người, tài sản. Trong ảnh: Một buổi giao dịch tại xã Lỗ Sơn của các cán bộ Ngân hàng Chính sách huyện Tân Lạc. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

Năm 2020, gia đình ông Bàn Văn Toàn ở xóm Tằm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc được Ngân hàng Chính sách Xã hội Đà Bắc duyệt vay 40 triệu đồng để đầu tư chuồng trại theo mô hình đàn trâu nhà, đến nay tổng số đàn trâu nhà ông là gần 20 con.

Ông Toàn cho biết, từ nguồn vốn vay chính sách, gia đình đã đầu tư làm chuồng nuôi và mua trâu giống để phát triển kinh tế gia đình. Trâu thương phẩm trung bình mỗi con cho lãi khoảng 4 - 5 triệu đồng. Đối với trâu nuôi để sinh sản, gia đình thực hiện cả chăn thả tự nhiên, tính trung bình mỗi con trâu nghé khoảng 6 tháng tuổi có giá bán từ 12 - 13 triệu đồng/con.

Hòa Bình có hơn 30 nghìn lượt người nghèo, chính sách được vay vốn ảnh 5Năm 2020, gia đình ông Bàn Văn Toàn ở xóm Tằm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc được Ngân hàng Chính sách Đà Bắc duyệt vay 40 triệu để đầu tư chuồng trại theo mô hình đàn trâu nhà, đến nay tổng số đàn trâu nhà ông đã có gần 20 con, giúp kinh tế gia đình ổn định và phát triển. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

Cũng từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Mai Châu, gia đình ông Hà Văn Thường, xã Nà Phòn, thuộc đối tượng hộ nghèo đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi trâu, bò và trồng rừng. Nhờ vậy, kinh tế gia đình ông Thường trở nên khá giả, dần ổn định, thoát nghèo, trở thành tấm gương cho nhiều hộ dân trong xã có động lực vươn lên.

Ông Vũ Hoài Nam, Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Mai Châu khẳng định, với quyết tâm bảo đảm nguồn vốn ngân hàng thông suốt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, đơn vị đã nỗ lực rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ, giải ngân cho vay kịp thời, nâng cao chất lượng dịch vụ tại các điểm giao dịch xã nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.

Hòa Bình có hơn 30 nghìn lượt người nghèo, chính sách được vay vốn ảnh 6 Từ nguồn vốn vay 100 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách huyện Đà Bắc, anh Xa Văn Huy đã đầu tư mở rộng quy mô hệ thống lồng bè với hơn 40 lồng nuôi các loại cá đặc sản như cá ngạnh, cá lăng, cá chiên và cá trắm đen..., đem lại doanh thu đạt hơn 500 triệu đồng/năm. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

Trong thời gian tới, ngân hàng sẽ ưu tiên cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo ở các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng có thiệt hại về dịch bệnh, thiên tai… tiếp cận vốn gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Đồng thời, đảm bảo 100% hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu và đủ điều kiện đều được vay vốn và tiếp cận các dịch vụ được cung cấp, góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện.

Hòa Bình có hơn 30 nghìn lượt người nghèo, chính sách được vay vốn ảnh 7 Gia đình ông Nguyễn Văn Đức ở xóm Sèo, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc phát triển mô hình vườn chè quê nhà từ nguồn vốn vay 20 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đà Bắc. Hiện nay gia đình ông Đức đã ổn định kinh tế, thoát nghèo bền vững. Ảnh: Trọng Đạt -TTXVN

Để tạo điều kiện tốt nhất cho các đối tượng vay vốn, các tổ chức chính trị, xã hội nhận ủy thác cho vay tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội đã triển khai thực hiện thông qua 151 điểm giao dịch xã với 2.610 tổ tiết kiệm và vay vốn. Tổng dư nợ ủy thác các chương trình tín dụng chính sách xã hội đến hết tháng 10/2021 là trên 3.560 tỷ đồng, chiếm 99,55% tổng dư nợ.

Ông Đặng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh tỉnh Hòa Bình cho biết, những năm qua, ngân hàng đã tăng cường thông tin tuyên truyền đi đôi với thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách từ tỉnh đến cơ sở, nhất là giám sát người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích và phát huy tối đa hiệu quả đồng vốn. Bên cạnh đó, nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho các tổ tiết kiệm, vay vốn, cán bộ tín dụng, kiểm tra, giám sát, chất lượng tín dụng, chất lượng hoạt động ngày càng được nâng cao và đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình tổ chức thực hiện chỉ thị để kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế.

Hòa Bình có hơn 30 nghìn lượt người nghèo, chính sách được vay vốn ảnh 8 Trong 10 tháng năm 2021, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Hòa Bình đã phục vụ được 30 ngàn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

10 tháng năm 2021, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình đã hỗ trợ cho 8 doanh nghiệp vay vốn để trả lương ngừng việc trên 436 người lao động do bị ảnh hưởng của dịch COVID-19; phục vụ hơn 30 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, ngân hàng cũng tạo việc làm cho 3.534 lao động, trong đó có 40 lao động đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài; giúp cho 33 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn trang trải chi phí học tập; xây dựng 8.213 công trình nước sạch, 7.730 công trình vệ sinh tại vùng nông thôn; đầu tư xây mới, mua nhà ở xã hội 100 căn…

Trọng Đạt

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm