Theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, cố vấn chính sách quản lý tổng hợp vùng bờ của IUCN, mô hình ứng phó biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái rừng ngập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long đã được thực hiện thành công tại tỉnh Cà Mau và hiện đang được nhân rộng trên địa bàn 2 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh.
Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất tại Việt Nam, nhưng đây cũng là nguyên nhân lớn nhất gây ra mất rừng ngập mặn, tăng tốc độ sói mòn bờ biển và đe doạ sinh kế ở các địa phương ven biển.
Tại Trà Vinh, mỗi năm có khoảng 25.000 ha nuôi tôm nên tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm nguồn nước và dịch bệnh. Mô hình ứng phó biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái rừng ngập mặn triển khai tại Trà Vinh sẽ hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và chính quyền địa phương trong việc phát triển mô hình đa canh rừng ngập mặn với các loại cây – con phong phú, kết hợp bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế đa dạng, ít rủi ro. Đây là mô hình mang lại lợi ích trước mắt nhưng vẫn đảm bảo lợi ích lâu dài.
Từ nay đến năm 2020, dự án sẽ xây dựng một số chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trong thủy sản, hỗ trợ chính quyền địa phương các chính sách quản lý bảo tồn rừng, kết hợp mô hình đa canh rừng ngập mặn, kết nối vùng nguyên liệu Trà Vinh với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản…
Để việc nhân rộng mô hình nuôi tôm kết hợp trồng rừng hiệu quả trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, các chuyên gia của IUCN mong muốn nhận được sự hỗ trợ tích cực và toàn diện của chính quyền địa phương và các doanh nghiệp chế biến thủy sản.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Kim Ngọc Thái cho biết, những năm gần đây, biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của người dân Trà Vinh. Chỉ tính trong năm 2016, thiên tai hạn mặn đã làm thiệt hại khoảng 30.000 ha lúa và hàng trăm ha rau màu, cây ăn trái, thuỷ sản.
Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại ước tính hơn 1.000 tỷ đồng; trong đó, thiệt hại do nuôi thuỷ sản gần 84 tỷ đồng. Do vậy, hỗ trợ người dân nuôi thuỷ sản thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn bền vững là việc làm được tỉnh ưu tiên hiện nay.
Toàn tỉnh hiện có khoảng 9.000 ha rừng ngập mặn; trong đó, khoảng 6.000 ha được kết hợp nuôi thuỷ sản. Thời gian qua, các hộ nuôi thuỷ sản kết hợp trồng rừng chưa được tiếp cận các kỹ thuật nuôi tiên tiến, và tỉnh cũng chưa có các chính sách hỗ trợ người dân sản xuất ở lĩnh vực này.
Tỉnh Trà Vinh sẽ tạo điều kiện để nhân rộng dự án mô hình ứng phó biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái rừng ngập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long nhằm mang lại lợi ích cho người dân trên địa bàn.
Nuôi tôm trong rừng ngập mặn. Ảnh: tinmoitruong.vn |
Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất tại Việt Nam, nhưng đây cũng là nguyên nhân lớn nhất gây ra mất rừng ngập mặn, tăng tốc độ sói mòn bờ biển và đe doạ sinh kế ở các địa phương ven biển.
Tại Trà Vinh, mỗi năm có khoảng 25.000 ha nuôi tôm nên tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm nguồn nước và dịch bệnh. Mô hình ứng phó biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái rừng ngập mặn triển khai tại Trà Vinh sẽ hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và chính quyền địa phương trong việc phát triển mô hình đa canh rừng ngập mặn với các loại cây – con phong phú, kết hợp bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế đa dạng, ít rủi ro. Đây là mô hình mang lại lợi ích trước mắt nhưng vẫn đảm bảo lợi ích lâu dài.
Từ nay đến năm 2020, dự án sẽ xây dựng một số chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trong thủy sản, hỗ trợ chính quyền địa phương các chính sách quản lý bảo tồn rừng, kết hợp mô hình đa canh rừng ngập mặn, kết nối vùng nguyên liệu Trà Vinh với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản…
Để việc nhân rộng mô hình nuôi tôm kết hợp trồng rừng hiệu quả trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, các chuyên gia của IUCN mong muốn nhận được sự hỗ trợ tích cực và toàn diện của chính quyền địa phương và các doanh nghiệp chế biến thủy sản.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Kim Ngọc Thái cho biết, những năm gần đây, biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của người dân Trà Vinh. Chỉ tính trong năm 2016, thiên tai hạn mặn đã làm thiệt hại khoảng 30.000 ha lúa và hàng trăm ha rau màu, cây ăn trái, thuỷ sản.
Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại ước tính hơn 1.000 tỷ đồng; trong đó, thiệt hại do nuôi thuỷ sản gần 84 tỷ đồng. Do vậy, hỗ trợ người dân nuôi thuỷ sản thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn bền vững là việc làm được tỉnh ưu tiên hiện nay.
Toàn tỉnh hiện có khoảng 9.000 ha rừng ngập mặn; trong đó, khoảng 6.000 ha được kết hợp nuôi thuỷ sản. Thời gian qua, các hộ nuôi thuỷ sản kết hợp trồng rừng chưa được tiếp cận các kỹ thuật nuôi tiên tiến, và tỉnh cũng chưa có các chính sách hỗ trợ người dân sản xuất ở lĩnh vực này.
Tỉnh Trà Vinh sẽ tạo điều kiện để nhân rộng dự án mô hình ứng phó biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái rừng ngập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long nhằm mang lại lợi ích cho người dân trên địa bàn.
Thanh Hoà