Ứng dụng công nghệ cao
Những năm gần đây, ngành chức năng tỉnh đã xây dựng và triển khai đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Theo ông Lê Minh Khánh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang, bước đầu, tỉnh đã xây dựng các mô hình ứng dụng chăn nuôi công nghệ cao về giống vật nuôi, chuồng trại, tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi. Nhờ vậy, việc tăng năng suất, giảm giá thành sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thích ứng biến đổi khí hậu và thân thiện môi trường.
Một trong những vấn đề cốt yếu là xây dựng và cải tạo giống. Đơn cử như phương pháp gieo tinh nhân tạo bằng tinh bò đực cao sản đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều địa phương trong tỉnh mà tinh bò charolaise là chủ yếu, chiếm trên 70%; đặc biệt sử dụng tinh phân biệt giới tính trên bò sữa tỷ lệ chiếm 2-3%.
Ông Trần Văn Giao ở Ấp Bắc, xã Điềm Hy, huyện Châu Thành có trên 20 năm kinh nghiệm nuôi bò cho biết, từ khi áp dụng gieo tinh nhân tạo cho bò, tầm vóc và sức đề kháng của bê được cải thiện rõ rệt, mau lớn, ít bệnh. Ngay khi mới sinh, mỗi con bê có trọng lượng tăng hơn từ 5-10 kg so với bê con được phối giống trực tiếp.
Từ năm 2015, phương pháp gieo tinh nhân tạo cho dê cái đã được áp dụng với dê đực cao sản như Boer, Saanen để cải thiện năng suất cũng như trọng lượng. Dê sơ sinh hiện đã tăng lên trên 3 kg/con thay vì chỉ nặng từ 1,7 - 2,2 kg như trước đây và rút ngắn thời gian nuôi, tăng lợi nhuận từ 25 - 30%.
Bà Nguyễn Phan Hồng Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tiền Giang chia sẻ, các giống vịt được ứng dụng chăn nuôi công nghệ cao cũng đem lại nhiều hiệu quả. Cụ thể như giống vịt chuyên trứng TC mới đưa vào nuôi với quy mô ban đầu là 3.600 con phân bổ đều cho 12 hộ tham gia. Sau 7 tháng thực hiện cho thu nhập bình quân trên 20 triệu đồng/hộ/tháng/300 con vịt đẻ.
Hiện Tiền Giang còn nhân rộng mô hình vịt biển Đại Xuyên với đặc thù uống được nước biển có độ mặn 18%. Qua một năm thực hiện, tổng đàn đã nâng lên trên 700 con, cho thu gần 145.000 quả trứng, lợi nhuận đem lại cho mỗi hộ đạt gần 156 triệu/năm.
Nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường từ nuôi chim cút và vừa tái sử dụng phế thải làm phân bón cho cây trồng, hai loại vi sinh EM và YM được dùng để xử lý phân chim cút trước khi thu gom. Các chế phẩm này được phun lên chất lót chuồng nuôi cút, kết quả cho thấy nồng độ NH3 và tổng số vi khuẩn hiếu khí giảm rất lớn so với trước.
Mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi an toàn được Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai từ năm 2012. Men sử dụng trong đệm lót sinh học là các chủng vi sinh có ích gọi chung là men BALASA No1. Những chủng men vi sinh này giúp phân hủy các loại chất thải, làm giảm mùi hôi, hạn chế ô nhiễm môi trường. Đến nay, mô hình đã được nhân rộng ra toàn tỉnh, chủ yếu sử dụng trong chăn nuôi lợn, gà - bà Phương cho hay.
Liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm
Tiền Giang xác định, việc tổ chức lại chăn nuôi theo hướng liên kết sản xuất tiêu thụ giữa các hộ chăn nuôi với doanh nghiệp có tiềm năng là rất cần thiết. "Mua tận gốc, bán tận ngọn" do doanh nghiệp cung ứng đầu vào cũng như bao tiêu đầu ra sẽ góp phần cắt giảm các chi phí trung gian, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh thị trường để duy trì ổn định và phát triển chăn nuôi bền vững.
"Hiện nhiều tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX) đi vào hoạt động có hiệu quả như HTX chăn nuôi và thủy sản Gò Công, HTX nuôi gà Đất Việt, Công ty TNHH MTV Bình Minh Aggrico. Các HTX này đã và đang liên kết với những công ty, tổ chức trong và ngoài nước để đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm, đem lại lợi ích lớn cho hội viên trong HTX. Đồng thời, mở ra cơ hội lớn cho ngành chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao tại địa phương", ông Lê Minh Khánh cho biết thêm.
Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi, Tiền Giang vẫn gặp khó khăn về kinh phí chuyển giao và nhân rộng mô hình ứng dụng chăn nuôi công nghệ cao. Số lượng chăn nuôi nhỏ lẻ của các nông hộ chiếm tỷ lệ cao chính là rào cản phát triển ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng chăn nuôi công nghệ cao.
Mặt khác, nhận thức, trình độ và khả năng tiếp thu, ứng dụng chăn nuôi công nghệ cao của nông hộ còn chưa cao, các tiến bộ kĩ thuật vẫn chỉ dừng lại ở mức mô hình, việc chuyển giao và nhân rộng còn hạn chế.
Trong thời gian tới, ngành chức năng tỉnh sẽ đẩy mạnh, tăng cường tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các ứng dụng chăn nuôi công nghệ cao để tiếp tục chuyển giao và nhân rộng các mô hình đạt hiệu quả. Tỉnh Tiền Giang cũng khuyến khích người dân chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung để thuận lợi trong việc ứng dụng chăn nuôi công nghệ cao.
"Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện dự án các chuỗi giá trị, nhằm mục đích đem lại lợi ích thiết thực cho người dân" - ông Khánh khẳng định./.
Những năm gần đây, ngành chức năng tỉnh đã xây dựng và triển khai đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Theo ông Lê Minh Khánh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang, bước đầu, tỉnh đã xây dựng các mô hình ứng dụng chăn nuôi công nghệ cao về giống vật nuôi, chuồng trại, tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi. Nhờ vậy, việc tăng năng suất, giảm giá thành sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thích ứng biến đổi khí hậu và thân thiện môi trường.
Một trong những vấn đề cốt yếu là xây dựng và cải tạo giống. Đơn cử như phương pháp gieo tinh nhân tạo bằng tinh bò đực cao sản đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều địa phương trong tỉnh mà tinh bò charolaise là chủ yếu, chiếm trên 70%; đặc biệt sử dụng tinh phân biệt giới tính trên bò sữa tỷ lệ chiếm 2-3%.
Ông Trần Văn Giao ở Ấp Bắc, xã Điềm Hy, huyện Châu Thành có trên 20 năm kinh nghiệm nuôi bò cho biết, từ khi áp dụng gieo tinh nhân tạo cho bò, tầm vóc và sức đề kháng của bê được cải thiện rõ rệt, mau lớn, ít bệnh. Ngay khi mới sinh, mỗi con bê có trọng lượng tăng hơn từ 5-10 kg so với bê con được phối giống trực tiếp.
Từ năm 2015, phương pháp gieo tinh nhân tạo cho dê cái đã được áp dụng với dê đực cao sản như Boer, Saanen để cải thiện năng suất cũng như trọng lượng. Dê sơ sinh hiện đã tăng lên trên 3 kg/con thay vì chỉ nặng từ 1,7 - 2,2 kg như trước đây và rút ngắn thời gian nuôi, tăng lợi nhuận từ 25 - 30%.
Bà Nguyễn Phan Hồng Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tiền Giang chia sẻ, các giống vịt được ứng dụng chăn nuôi công nghệ cao cũng đem lại nhiều hiệu quả. Cụ thể như giống vịt chuyên trứng TC mới đưa vào nuôi với quy mô ban đầu là 3.600 con phân bổ đều cho 12 hộ tham gia. Sau 7 tháng thực hiện cho thu nhập bình quân trên 20 triệu đồng/hộ/tháng/300 con vịt đẻ.
Hiện Tiền Giang còn nhân rộng mô hình vịt biển Đại Xuyên với đặc thù uống được nước biển có độ mặn 18%. Qua một năm thực hiện, tổng đàn đã nâng lên trên 700 con, cho thu gần 145.000 quả trứng, lợi nhuận đem lại cho mỗi hộ đạt gần 156 triệu/năm.
Nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường từ nuôi chim cút và vừa tái sử dụng phế thải làm phân bón cho cây trồng, hai loại vi sinh EM và YM được dùng để xử lý phân chim cút trước khi thu gom. Các chế phẩm này được phun lên chất lót chuồng nuôi cút, kết quả cho thấy nồng độ NH3 và tổng số vi khuẩn hiếu khí giảm rất lớn so với trước.
Mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi an toàn được Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai từ năm 2012. Men sử dụng trong đệm lót sinh học là các chủng vi sinh có ích gọi chung là men BALASA No1. Những chủng men vi sinh này giúp phân hủy các loại chất thải, làm giảm mùi hôi, hạn chế ô nhiễm môi trường. Đến nay, mô hình đã được nhân rộng ra toàn tỉnh, chủ yếu sử dụng trong chăn nuôi lợn, gà - bà Phương cho hay.
Liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm
Tiền Giang xác định, việc tổ chức lại chăn nuôi theo hướng liên kết sản xuất tiêu thụ giữa các hộ chăn nuôi với doanh nghiệp có tiềm năng là rất cần thiết. "Mua tận gốc, bán tận ngọn" do doanh nghiệp cung ứng đầu vào cũng như bao tiêu đầu ra sẽ góp phần cắt giảm các chi phí trung gian, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh thị trường để duy trì ổn định và phát triển chăn nuôi bền vững.
"Hiện nhiều tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX) đi vào hoạt động có hiệu quả như HTX chăn nuôi và thủy sản Gò Công, HTX nuôi gà Đất Việt, Công ty TNHH MTV Bình Minh Aggrico. Các HTX này đã và đang liên kết với những công ty, tổ chức trong và ngoài nước để đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm, đem lại lợi ích lớn cho hội viên trong HTX. Đồng thời, mở ra cơ hội lớn cho ngành chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao tại địa phương", ông Lê Minh Khánh cho biết thêm.
Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi, Tiền Giang vẫn gặp khó khăn về kinh phí chuyển giao và nhân rộng mô hình ứng dụng chăn nuôi công nghệ cao. Số lượng chăn nuôi nhỏ lẻ của các nông hộ chiếm tỷ lệ cao chính là rào cản phát triển ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng chăn nuôi công nghệ cao.
Mặt khác, nhận thức, trình độ và khả năng tiếp thu, ứng dụng chăn nuôi công nghệ cao của nông hộ còn chưa cao, các tiến bộ kĩ thuật vẫn chỉ dừng lại ở mức mô hình, việc chuyển giao và nhân rộng còn hạn chế.
Trong thời gian tới, ngành chức năng tỉnh sẽ đẩy mạnh, tăng cường tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các ứng dụng chăn nuôi công nghệ cao để tiếp tục chuyển giao và nhân rộng các mô hình đạt hiệu quả. Tỉnh Tiền Giang cũng khuyến khích người dân chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung để thuận lợi trong việc ứng dụng chăn nuôi công nghệ cao.
"Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện dự án các chuỗi giá trị, nhằm mục đích đem lại lợi ích thiết thực cho người dân" - ông Khánh khẳng định./.
Nam Thái