Hiệu quả trong công tác giảm nghèo nhìn từ huyện Ba Bể

Hiệu quả trong công tác giảm nghèo nhìn từ huyện Ba Bể
Toàn cảnh trung tâm huyện Ba Bể
Toàn cảnh trung tâm huyện Ba Bể

Là một trong 62 huyện nghèo và khó khăn nhất của cả nước, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn có diện tích tự nhiên rộng khoảng 68.421 ha, dân số trên 51.000 người, chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Dao, Kinh… Do địa hình đồi núi chia cắt bởi sông, suối và trình độ dân trí thấp, sản xuất canh tác lạc hậu nên cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Nhìn lại 20 năm qua, có nhiều cơ chế chính sách đầu tư, hỗ trợ đã được triển khai, đưa công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện Ba Bể đạt được những thành tựu vượt bậc. Vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 275/QĐ-TTg ngày 07/3/2018 về việc phê duyệt danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018 – 2020. Theo đó, huyện Ba Bể là một trong 8 huyện được xét thoát nghèo trong giai đoạn này.

Mướp đắng rừng – một loại cây hàng hóa đem lại thu nhập ổn định cho bà con ở thôn Nà Lìn, xã Địa Linh
Mướp đắng rừng – một loại cây hàng hóa đem lại thu nhập ổn định cho bà con ở thôn Nà Lìn, xã Địa Linh

Chia sẻ về vấn đề này đồng chí Nguyễn Văn Dong, Phó chủ tịch huyện Ba Bể cho biết: Để thoát khỏi huyện nghèo, những năm qua, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Ba Bể đã thực hiệu nhiều giải pháp nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác giảm nghèo. Từ năm 2009 đến nay, với nguồn vốn 297 tỷ 85 triệu đồng hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững của Chính phủ cho các huyện nghèo (Chương trình 30a, Chương trình 135, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nguồn tài trợ Tập đoàn than – Khoáng sản Việt Nam... ), huyện ưu tiên nguồn vốn cho phát triển sản xuất, xây dựng các công trình thủy lợi, đường giao thông, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, rồi đến các hạng mục khác. Nhờ đó đến nay, bộ mặt nhiều xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn đã thay đổi, nhất là cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống, tạo cơ hội cho người dân tiếp cận dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện nay xuống còn 28,28%.

Ông Nguyễn Văn Dong Phó chủ tịch huyện Ba Bể
Ông Nguyễn Văn Dong Phó chủ tịch huyện Ba Bể
Là địa phương 90% sản xuất nông nghiệp, nên trong quá trình thực hiện công tác giảm nghèo, huyện Ba Bể đã có nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào. 100% hộ nghèo trên địa bàn được vay vốn phát triển sản xuất và chăn nuôi, trong đó Ngân hàng chính sách xã hội Ba Bể đã cho 18.000 lượt hộ nghèo vay hàng chục tỷ đồng.

Ngân hàng chính sách xã hội Ba Bể hỗ trợ đồng bào vay vốn sản xuất
Ngân hàng chính sách xã hội Ba Bể hỗ trợ đồng bào vay vốn sản xuất

Ngoài ra, huyện còn thực hiện các phương án đẩy mạnh, nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất nông – lâm nghiệp theo hướng sản xuất cây trồng và vật nuôi, đảm bảo cơ cấu giống và mùa vụ gắn liền với thâm canh tăng vụ, tăng giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích; Hướng dẫn người dân áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, mở các lớp tập huấn, tăng cường công tác phòng trừ dịch bệnh và phòng chống rét cho vật nuôi. Vì vậy, sản xuất nông – lâm nghiệp của huyện đã đạt kết quả đáng ghi nhận. Chỉ tính riêng năm 2017, lương thực bình quân đầu người đạt 609 kg/người/năm, sản lượng lương thực có hạt là 31.159,8 tấn/năm, 59.472 con gia súc (trâu, bò, dê, lợn…), 233.000 con gia cầm (ngan, gà, vịt…) và hơn 142 ha diện tích nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trâu sinh sản của hộ gia đình ông Dương Văn Phượng ở thôn bản Vài, xã Khang Ninh
Nuôi trâu sinh sản của hộ gia đình ông Dương Văn Phượng ở thôn bản Vài, xã Khang Ninh

Trong công tác khuyến nông, huyện đã đưa vào trồng các loại cây, con giống phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng một số địa phương. Nên trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều vùng sản xuất chuyên canh nông sản hàng hóa cho hiệu quả kinh tế cao, doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm như: trồng cây mướp đắng rừng, trồng bí xanh thơm với trên 17 ha ở xã Địa Linh, trồng hồng không hạt quy mô 7 ha ở xã Cao Trĩ, Quảng Khê, mô hình hợp tác xã chè 12 ha ở Mỹ Phương và chuối thuộc thôn Khuổi Luồm, xã Yến Dương…

Đồng bào thu hoạch bí xanh thơm ở xã Địa Linh Tư thương mua chuối tại thôn Khuổi Luồm, xã Yến Dương
Đồng bào thu hoạch bí xanh thơm ở xã Địa Linh
 
Đồng bào thu hoạch bí xanh thơm ở xã Địa Linh Tư thương mua chuối tại thôn Khuổi Luồm, xã Yến Dương
Tư thương mua chuối tại thôn Khuổi Luồm, xã Yến Dương
Chúng tôi đến thăm xã Yến Dương khi đang vào mùa đồng bào thu hoạch chuối. Anh Triệu Văn Đồng, trưởng thôn Khuổi Luồm, cho biết: Yến Dương là địa phương trồng chuối lớn nhất huyện, thôn có 90 hộ dân thì 70% hộ tham gia trồng chuối, cả thôn hiện có 50 ha chuối trồng, nhà  nhiều có 3 ha, ít thì trên 1 ha. Điển hình trong thôn có gia đình ông Nông Văn Uyên năm vừa qua bán chuối thu được 200 triệu đồng. Thôn Khuổi Luồm bây giờ đã có nhiều hộ thoát nghèo và làm giàu nhờ trồng chuối.

Là huyện có tiềm năng về rừng và phát triền du lịch, những năm gần đây, Ba Bể luôn chú trọng kêu gọi đầu tư, giao đất, hỗ trợ người dân trồng rừng và khai thác chế biến lâm sản. Tạo điều kiện cho đồng bào bản Bác Ngòi, Bố Lù, Cốc Tộc…xã Nam Mẫu nằm trên lòng hồ Ba Bể phát triền mô hình nhà ở Homestay phục vụ khách du lịch nghỉ ngơi, giúp người dân địa phương phát triển kinh tế.

Thôn Pắc Ngòi, xã Nam Mẫu đổi mới nhờ phát triển du lịch
Thôn Pắc Ngòi, xã Nam Mẫu đổi mới nhờ phát triển du lịch

Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất nông – lâm nghiệp và du lịch, những năm qua, huyện Ba Bể còn sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước. Việc thực hiện lồng ghép các nguồn vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng đã phù hợp với chương trình giảm nghèo và bền vững trên địa bàn. Huyện đảm bảo nguyên tắc không làm thay đổi mục tiêu, tổng mức vốn đầu tư phát triển và không sử dụng nguồn kinh phí này để thực hiện cho các mục tiêu nhiệm vụ khác. Từ nguồn vốn 231 tỷ 887 triệu đồng dành hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, Ba Bể đã xây mới và sửa chữa được 181 công trình, trong đó có 36 công trình giao thông, làm cầu và thảm nhựa, bê tông hàng trăm kilômét đường liên xã, đến các thôn, bản, giúp đồng bào đi lại thuận tiện lưu thông hàng hóa; 3 công trình cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất kinh doanh; 68 công trình xây dựng; 22 trường học; 19 trạm y tế và thực hiện hỗ trợ làm nhà ở cho 73 hộ nghèo… Việc lồng ghép các nguồn vốn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, đưa vào sử dụng hiệu quả các công trình hạ tầng trên địa bàn, đã thúc đẩy phát triển sản xuất cũng như cuộc sống sinh hoạt  của người dân.

Nhờ được chuyển giao công nghệ, đồng bào xã Chu Hương tự sửa chữa máy nông nghiệp phục vụ sản xuất Khai thác và chế biến lâm sản tăng thêm thu nhập ở thôn Nà Đúc 2, xã Địa Linh Cán bộ khuyến nông huyện hướng dẫn đồng bào thôn Nà Lìn, xã Địa Linh chăm sóc cây hàng hóa mướp đắng rừng Đồng bào xã Cao Trĩ đưa máy móc vào làm đất sản xuất nông nghiệp Đồng bào bản Phiêng Phường xã Mỹ Phương thu hoạch ngô vụ xuân Cơ sở sản xuất chè của hợp tác xã chè Mỹ Phương Tư thương thu mua dê giống tại nhà anh Nông Văn Tiệp thôn Nà Phiêng, xã Mỹ Phương Bà con nông dân xã Chu Hương cấy vụ lúa hè thu Bà con thôn Nà Đông sinh hoạt tại nhà văn hóa xã Chu Hương Đường vào thôn Nà Đông, xã Chu Hương được làm bằng nguồn vốn chương trình 30a
Nhờ được chuyển giao công nghệ, đồng bào xã Chu Hương tự sửa chữa máy nông nghiệp phục vụ sản xuất
 
Nhờ được chuyển giao công nghệ, đồng bào xã Chu Hương tự sửa chữa máy nông nghiệp phục vụ sản xuất Khai thác và chế biến lâm sản tăng thêm thu nhập ở thôn Nà Đúc 2, xã Địa Linh Cán bộ khuyến nông huyện hướng dẫn đồng bào thôn Nà Lìn, xã Địa Linh chăm sóc cây hàng hóa mướp đắng rừng Đồng bào xã Cao Trĩ đưa máy móc vào làm đất sản xuất nông nghiệp Đồng bào bản Phiêng Phường xã Mỹ Phương thu hoạch ngô vụ xuân Cơ sở sản xuất chè của hợp tác xã chè Mỹ Phương Tư thương thu mua dê giống tại nhà anh Nông Văn Tiệp thôn Nà Phiêng, xã Mỹ Phương Bà con nông dân xã Chu Hương cấy vụ lúa hè thu Bà con thôn Nà Đông sinh hoạt tại nhà văn hóa xã Chu Hương Đường vào thôn Nà Đông, xã Chu Hương được làm bằng nguồn vốn chương trình 30a
Khai thác và chế biến lâm sản tăng thêm thu nhập ở thôn Nà Đúc 2, xã Địa Linh
 
Nhờ được chuyển giao công nghệ, đồng bào xã Chu Hương tự sửa chữa máy nông nghiệp phục vụ sản xuất Khai thác và chế biến lâm sản tăng thêm thu nhập ở thôn Nà Đúc 2, xã Địa Linh Cán bộ khuyến nông huyện hướng dẫn đồng bào thôn Nà Lìn, xã Địa Linh chăm sóc cây hàng hóa mướp đắng rừng Đồng bào xã Cao Trĩ đưa máy móc vào làm đất sản xuất nông nghiệp Đồng bào bản Phiêng Phường xã Mỹ Phương thu hoạch ngô vụ xuân Cơ sở sản xuất chè của hợp tác xã chè Mỹ Phương Tư thương thu mua dê giống tại nhà anh Nông Văn Tiệp thôn Nà Phiêng, xã Mỹ Phương Bà con nông dân xã Chu Hương cấy vụ lúa hè thu Bà con thôn Nà Đông sinh hoạt tại nhà văn hóa xã Chu Hương Đường vào thôn Nà Đông, xã Chu Hương được làm bằng nguồn vốn chương trình 30a
Cán bộ khuyến nông huyện hướng dẫn đồng bào thôn Nà Lìn, xã Địa Linh chăm sóc cây hàng hóa mướp đắng rừng
 
Nhờ được chuyển giao công nghệ, đồng bào xã Chu Hương tự sửa chữa máy nông nghiệp phục vụ sản xuất Khai thác và chế biến lâm sản tăng thêm thu nhập ở thôn Nà Đúc 2, xã Địa Linh Cán bộ khuyến nông huyện hướng dẫn đồng bào thôn Nà Lìn, xã Địa Linh chăm sóc cây hàng hóa mướp đắng rừng Đồng bào xã Cao Trĩ đưa máy móc vào làm đất sản xuất nông nghiệp Đồng bào bản Phiêng Phường xã Mỹ Phương thu hoạch ngô vụ xuân Cơ sở sản xuất chè của hợp tác xã chè Mỹ Phương Tư thương thu mua dê giống tại nhà anh Nông Văn Tiệp thôn Nà Phiêng, xã Mỹ Phương Bà con nông dân xã Chu Hương cấy vụ lúa hè thu Bà con thôn Nà Đông sinh hoạt tại nhà văn hóa xã Chu Hương Đường vào thôn Nà Đông, xã Chu Hương được làm bằng nguồn vốn chương trình 30a
Đồng bào xã Cao Trĩ đưa máy móc vào làm đất sản xuất nông nghiệp
 
Nhờ được chuyển giao công nghệ, đồng bào xã Chu Hương tự sửa chữa máy nông nghiệp phục vụ sản xuất Khai thác và chế biến lâm sản tăng thêm thu nhập ở thôn Nà Đúc 2, xã Địa Linh Cán bộ khuyến nông huyện hướng dẫn đồng bào thôn Nà Lìn, xã Địa Linh chăm sóc cây hàng hóa mướp đắng rừng Đồng bào xã Cao Trĩ đưa máy móc vào làm đất sản xuất nông nghiệp Đồng bào bản Phiêng Phường xã Mỹ Phương thu hoạch ngô vụ xuân Cơ sở sản xuất chè của hợp tác xã chè Mỹ Phương Tư thương thu mua dê giống tại nhà anh Nông Văn Tiệp thôn Nà Phiêng, xã Mỹ Phương Bà con nông dân xã Chu Hương cấy vụ lúa hè thu Bà con thôn Nà Đông sinh hoạt tại nhà văn hóa xã Chu Hương Đường vào thôn Nà Đông, xã Chu Hương được làm bằng nguồn vốn chương trình 30a
Đồng bào bản Phiêng Phường xã Mỹ Phương thu hoạch ngô vụ xuân
 
Nhờ được chuyển giao công nghệ, đồng bào xã Chu Hương tự sửa chữa máy nông nghiệp phục vụ sản xuất Khai thác và chế biến lâm sản tăng thêm thu nhập ở thôn Nà Đúc 2, xã Địa Linh Cán bộ khuyến nông huyện hướng dẫn đồng bào thôn Nà Lìn, xã Địa Linh chăm sóc cây hàng hóa mướp đắng rừng Đồng bào xã Cao Trĩ đưa máy móc vào làm đất sản xuất nông nghiệp Đồng bào bản Phiêng Phường xã Mỹ Phương thu hoạch ngô vụ xuân Cơ sở sản xuất chè của hợp tác xã chè Mỹ Phương Tư thương thu mua dê giống tại nhà anh Nông Văn Tiệp thôn Nà Phiêng, xã Mỹ Phương Bà con nông dân xã Chu Hương cấy vụ lúa hè thu Bà con thôn Nà Đông sinh hoạt tại nhà văn hóa xã Chu Hương Đường vào thôn Nà Đông, xã Chu Hương được làm bằng nguồn vốn chương trình 30a
Cơ sở sản xuất chè của hợp tác xã chè Mỹ Phương
 
Nhờ được chuyển giao công nghệ, đồng bào xã Chu Hương tự sửa chữa máy nông nghiệp phục vụ sản xuất Khai thác và chế biến lâm sản tăng thêm thu nhập ở thôn Nà Đúc 2, xã Địa Linh Cán bộ khuyến nông huyện hướng dẫn đồng bào thôn Nà Lìn, xã Địa Linh chăm sóc cây hàng hóa mướp đắng rừng Đồng bào xã Cao Trĩ đưa máy móc vào làm đất sản xuất nông nghiệp Đồng bào bản Phiêng Phường xã Mỹ Phương thu hoạch ngô vụ xuân Cơ sở sản xuất chè của hợp tác xã chè Mỹ Phương Tư thương thu mua dê giống tại nhà anh Nông Văn Tiệp thôn Nà Phiêng, xã Mỹ Phương Bà con nông dân xã Chu Hương cấy vụ lúa hè thu Bà con thôn Nà Đông sinh hoạt tại nhà văn hóa xã Chu Hương Đường vào thôn Nà Đông, xã Chu Hương được làm bằng nguồn vốn chương trình 30a
Tư thương thu mua dê giống tại nhà anh Nông Văn Tiệp thôn Nà Phiêng, xã Mỹ Phương
 
Nhờ được chuyển giao công nghệ, đồng bào xã Chu Hương tự sửa chữa máy nông nghiệp phục vụ sản xuất Khai thác và chế biến lâm sản tăng thêm thu nhập ở thôn Nà Đúc 2, xã Địa Linh Cán bộ khuyến nông huyện hướng dẫn đồng bào thôn Nà Lìn, xã Địa Linh chăm sóc cây hàng hóa mướp đắng rừng Đồng bào xã Cao Trĩ đưa máy móc vào làm đất sản xuất nông nghiệp Đồng bào bản Phiêng Phường xã Mỹ Phương thu hoạch ngô vụ xuân Cơ sở sản xuất chè của hợp tác xã chè Mỹ Phương Tư thương thu mua dê giống tại nhà anh Nông Văn Tiệp thôn Nà Phiêng, xã Mỹ Phương Bà con nông dân xã Chu Hương cấy vụ lúa hè thu Bà con thôn Nà Đông sinh hoạt tại nhà văn hóa xã Chu Hương Đường vào thôn Nà Đông, xã Chu Hương được làm bằng nguồn vốn chương trình 30aBà con nông dân xã Chu Hương cấy vụ lúa hè thu
 
Nhờ được chuyển giao công nghệ, đồng bào xã Chu Hương tự sửa chữa máy nông nghiệp phục vụ sản xuất Khai thác và chế biến lâm sản tăng thêm thu nhập ở thôn Nà Đúc 2, xã Địa Linh Cán bộ khuyến nông huyện hướng dẫn đồng bào thôn Nà Lìn, xã Địa Linh chăm sóc cây hàng hóa mướp đắng rừng Đồng bào xã Cao Trĩ đưa máy móc vào làm đất sản xuất nông nghiệp Đồng bào bản Phiêng Phường xã Mỹ Phương thu hoạch ngô vụ xuân Cơ sở sản xuất chè của hợp tác xã chè Mỹ Phương Tư thương thu mua dê giống tại nhà anh Nông Văn Tiệp thôn Nà Phiêng, xã Mỹ Phương Bà con nông dân xã Chu Hương cấy vụ lúa hè thu Bà con thôn Nà Đông sinh hoạt tại nhà văn hóa xã Chu Hương Đường vào thôn Nà Đông, xã Chu Hương được làm bằng nguồn vốn chương trình 30a
Bà con thôn Nà Đông sinh hoạt tại nhà văn hóa xã Chu Hương
 
Nhờ được chuyển giao công nghệ, đồng bào xã Chu Hương tự sửa chữa máy nông nghiệp phục vụ sản xuất Khai thác và chế biến lâm sản tăng thêm thu nhập ở thôn Nà Đúc 2, xã Địa Linh Cán bộ khuyến nông huyện hướng dẫn đồng bào thôn Nà Lìn, xã Địa Linh chăm sóc cây hàng hóa mướp đắng rừng Đồng bào xã Cao Trĩ đưa máy móc vào làm đất sản xuất nông nghiệp Đồng bào bản Phiêng Phường xã Mỹ Phương thu hoạch ngô vụ xuân Cơ sở sản xuất chè của hợp tác xã chè Mỹ Phương Tư thương thu mua dê giống tại nhà anh Nông Văn Tiệp thôn Nà Phiêng, xã Mỹ Phương Bà con nông dân xã Chu Hương cấy vụ lúa hè thu Bà con thôn Nà Đông sinh hoạt tại nhà văn hóa xã Chu Hương Đường vào thôn Nà Đông, xã Chu Hương được làm bằng nguồn vốn chương trình 30a
Đường vào thôn Nà Đông, xã Chu Hương được làm bằng nguồn vốn chương trình 30a

Công tác giảm nghèo là chủ trương đúng của Đảng và Nhà nước, là đòn bẩy kinh tế giúp các địa phương sớm thoát nghèo. Thời gian qua, được đầu tư nguồn lực lớn, trong quá trình triển khai thực hiện các dự án giảm nghèo nhanh, bền vững, huyện Ba Bể đã dần khắc phục được những khó khăn để đạt được những kết quả kinh tế - xã hội nhất định, đem lại nguồn lợi ích thiết thực cho bà con nhân dân, làm cho bộ mặt vùng nông thôn thay đổi đáng kể, nhất là cơ sở hạ tầng để phục vụ sản xuất và đời sống người dân. Bên cạnh đó, còn giúp đồng bào thay đổi được phương thức sản xuất nhỏ lẻ, sang sản xuất hàng hóa tập trung cho giá trị kinh tế cao. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn và đẩy mạnh chương trình giảm nghèo ở Ba Bể một cách vững chắc.
                        Hữu Hải – An Thành Đạt – Đức Hiếu 
Phòng Phóng viên

Có thể bạn quan tâm