Anh Nguyễn Trọng Nghĩa, ở thôn 2, xã Đức Chính, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận là người tiên phong đem cách làm mới này về nông dân cũng là người đảm nhiệm việc tiêu thụ sản phẩm cho bà con.
Năm 2014, trong một chuyến tham quan học hỏi mô hình tại Long An, anh Nguyễn Trọng Nghĩa nhận thấy mô hình liên kết sản xuất lúa nếp mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Anh mạnh dạn kêu gọi người dân trong vùng sản xuất lúa nếp xuất khẩu thay hạt lúa truyền thống.
Vụ Đông Xuân 2015 – 2016, anh liên kết với 6 hộ gia đình tại xã Đức Chính (huyện Đức Linh) đầu tư mô hình liên kết sản xuất cây lúa nếp với diện tích 20 ha. Vụ đầu tiên, cây lúa nếp phát triển tốt, ít sâu bệnh và năng suất cao từ 6,5 – 7 tấn/ha, chi phí đầu tư phân, thuốc ít. Với giá thu mua từ 5.000 - 6.000 đồng/kg tại ruộng, nông dân thu lãi 20 - 25 triệu/ha.
Bên cạnh đó, anh Nguyễn Trọng Nghĩa kết nối, ký kết với một số công ty sản xuất, xuất khẩu lúa gạo ở tỉnh Long An bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho nông dân.
Anh Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, để sản xuất nông nghiệp bền vững và ổn định, nông dân cần liên kết lại sản xuất theo một quy trình khép kín, đảm bảo hạt lúa nếp làm ra đủ tiêu chuẩn xuất khẩu là một việc tất yếu.
Thời gian đầu, nhiều hộ nông dân phân vân vì lo đầu ra không ổn định. Năm 2016, vợ chồng anh Nghĩa huy động hơn 4 tỷ đồng để mua phân bón, thuốc trừ sâu, giống đầu tư ứng trước cho nông dân. Cuối mùa, gia đình bao tiêu khoảng 1.200 tấn lúa nếp với giá bằng và cao hơn thị trường.
Từ hiệu quả thực tế, nhiều hộ nông dân trong vùng mạnh dạn đăng ký tham gia liên kết sản xuất lúa nếp. Đến nay, không chỉ nông dân ở xã Đức Chính mà người dân ở các xã Nam Chính, Đức Tài đăng ký tham gia sản xuất. Hiện khoảng 700 hộ nông dân tham gia sản xuất lúa nếp với diện tích 630 ha.
Anh Võ Đăng Thanh, ở xã Nam Chính, huyện Đức Linh có hơn 5 ha đất lúa. Trước đây, gia đình anh thường sản xuất giống lúa hạt tròn, thời tiết thất thường, giá bấp bênh, hiệu quả đem lại không cao. Thấy mô hình sản xuất lúa nếp hiệu quả, gia đình anh mạnh dạn tham gia và đến nay sản xuất được hai vụ.
Theo anh Võ Đăng Thanh, kỹ thuật làm lúa nếp đơn giản, không khó mấy so với làm lúa truyền thống. Định kỳ, cán bộ kỹ thuật tư vấn hướng dẫn nông dân quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc lúa nếp nhằm bảo đảm năng suất và chất lượng sản phẩm. Giống lúa nếp xuất khẩu này kháng bệnh cao, ít sâu bệnh, năng suất ổn định. Năng suất vụ nào cũng cao hơn sản xuất lúa hạt tròn trước đây, có vụ đạt 7 - 8 tấn/ha, giá bán ra cao hơn so với lúa tròn từ 500 - 1.000 đồng/ kg.
Vụ Hè Thu vừa qua, gia đình thu hoạch nếp với năng suất 6 tấn/ ha, gia đình thu lãi hơn 20 triệu đồng/ha. Với khoảng thu nhập này, anh Thanh có điều kiện trang trải cho các con bước vào năm học mới, cuộc sống ổn định hơn.
Để mở rộng diện tích sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm lúa nếp, đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu, tăng thu nhập cho nông dân, tháng 5/2017 hợp tác xã liên kết sản xuất lúa nếp Công Thành huyện Đức Linh ra đời từ tâm huyết của vợ chồng anh Nghĩa và nông dân.
Hoạt động chính của hợp tác xã là chuyển giao khoa học công nghệ phát triển lúa nếp; cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; cung ứng các dịch vụ sản xuất như: làm đất, gieo sạ, phòng trừ dịch bệnh…; ký kết với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm ổn định cho thành viên tham gia. Mục tiêu mỗi năm, hợp tác xã sẽ cung ứng và bao tiêu khoảng 1.200 ha diện tích trồng lúa nếp của thành viên và người dân trong vùng.
Bà Phú Trần Phương Uyên, Chủ tịch ủy ban nhân dân xã Đức Chính cho biết, mô hình liên kết sản xuất lúa nếp mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện thu nhập đối với nông dân trong xã, góp phần tạo điều kiện phát huy nội lực hiệu quả trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.
Hoạt động hiệu quả của hợp tác xã lúa nếp Công Thành góp phần giúp địa phương hoàn thành tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Thời gian tới, địa phương hỗ trợ Hợp tác xã Công Thành xây dựng sân phơi và lò sấy để phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình.
Ông Nguyễn Đức Binh, Chủ tịch Hội nông dân huyện Đức Linh cho biết, mô hình liên kết sản xuất lúa nếp mở ra hướng đi mới, hướng tới sự hợp tác giữa doanh nghiệp với người nông dân. Người nông dân bắt đầu thay đổi thói quen sản xuất truyền thống để đi vào quy trình sản xuất khép kín và doanh nghiệp cam kết thu mua sản phẩm, tiêu thụ nông sản ổn định hơn./.
Năm 2014, trong một chuyến tham quan học hỏi mô hình tại Long An, anh Nguyễn Trọng Nghĩa nhận thấy mô hình liên kết sản xuất lúa nếp mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Anh mạnh dạn kêu gọi người dân trong vùng sản xuất lúa nếp xuất khẩu thay hạt lúa truyền thống.
Vụ Đông Xuân 2015 – 2016, anh liên kết với 6 hộ gia đình tại xã Đức Chính (huyện Đức Linh) đầu tư mô hình liên kết sản xuất cây lúa nếp với diện tích 20 ha. Vụ đầu tiên, cây lúa nếp phát triển tốt, ít sâu bệnh và năng suất cao từ 6,5 – 7 tấn/ha, chi phí đầu tư phân, thuốc ít. Với giá thu mua từ 5.000 - 6.000 đồng/kg tại ruộng, nông dân thu lãi 20 - 25 triệu/ha.
Bên cạnh đó, anh Nguyễn Trọng Nghĩa kết nối, ký kết với một số công ty sản xuất, xuất khẩu lúa gạo ở tỉnh Long An bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho nông dân.
Anh Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, để sản xuất nông nghiệp bền vững và ổn định, nông dân cần liên kết lại sản xuất theo một quy trình khép kín, đảm bảo hạt lúa nếp làm ra đủ tiêu chuẩn xuất khẩu là một việc tất yếu.
Nông dân tỉnh Bình Thuận mạnh dạn mở rộng sản xuất lúa nếp thay thế các giống lúa truyền thống trước đây. Ảnh minh họa: khcncaobang.gov.vn |
Thời gian đầu, nhiều hộ nông dân phân vân vì lo đầu ra không ổn định. Năm 2016, vợ chồng anh Nghĩa huy động hơn 4 tỷ đồng để mua phân bón, thuốc trừ sâu, giống đầu tư ứng trước cho nông dân. Cuối mùa, gia đình bao tiêu khoảng 1.200 tấn lúa nếp với giá bằng và cao hơn thị trường.
Từ hiệu quả thực tế, nhiều hộ nông dân trong vùng mạnh dạn đăng ký tham gia liên kết sản xuất lúa nếp. Đến nay, không chỉ nông dân ở xã Đức Chính mà người dân ở các xã Nam Chính, Đức Tài đăng ký tham gia sản xuất. Hiện khoảng 700 hộ nông dân tham gia sản xuất lúa nếp với diện tích 630 ha.
Anh Võ Đăng Thanh, ở xã Nam Chính, huyện Đức Linh có hơn 5 ha đất lúa. Trước đây, gia đình anh thường sản xuất giống lúa hạt tròn, thời tiết thất thường, giá bấp bênh, hiệu quả đem lại không cao. Thấy mô hình sản xuất lúa nếp hiệu quả, gia đình anh mạnh dạn tham gia và đến nay sản xuất được hai vụ.
Theo anh Võ Đăng Thanh, kỹ thuật làm lúa nếp đơn giản, không khó mấy so với làm lúa truyền thống. Định kỳ, cán bộ kỹ thuật tư vấn hướng dẫn nông dân quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc lúa nếp nhằm bảo đảm năng suất và chất lượng sản phẩm. Giống lúa nếp xuất khẩu này kháng bệnh cao, ít sâu bệnh, năng suất ổn định. Năng suất vụ nào cũng cao hơn sản xuất lúa hạt tròn trước đây, có vụ đạt 7 - 8 tấn/ha, giá bán ra cao hơn so với lúa tròn từ 500 - 1.000 đồng/ kg.
Vụ Hè Thu vừa qua, gia đình thu hoạch nếp với năng suất 6 tấn/ ha, gia đình thu lãi hơn 20 triệu đồng/ha. Với khoảng thu nhập này, anh Thanh có điều kiện trang trải cho các con bước vào năm học mới, cuộc sống ổn định hơn.
Để mở rộng diện tích sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm lúa nếp, đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu, tăng thu nhập cho nông dân, tháng 5/2017 hợp tác xã liên kết sản xuất lúa nếp Công Thành huyện Đức Linh ra đời từ tâm huyết của vợ chồng anh Nghĩa và nông dân.
Hoạt động chính của hợp tác xã là chuyển giao khoa học công nghệ phát triển lúa nếp; cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; cung ứng các dịch vụ sản xuất như: làm đất, gieo sạ, phòng trừ dịch bệnh…; ký kết với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm ổn định cho thành viên tham gia. Mục tiêu mỗi năm, hợp tác xã sẽ cung ứng và bao tiêu khoảng 1.200 ha diện tích trồng lúa nếp của thành viên và người dân trong vùng.
Mô hình liên kết sản xuất lúa nếp mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện thu nhập của người nông dân. Ảnh minh họa: tintucnongnghiep.com |
Hoạt động hiệu quả của hợp tác xã lúa nếp Công Thành góp phần giúp địa phương hoàn thành tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Thời gian tới, địa phương hỗ trợ Hợp tác xã Công Thành xây dựng sân phơi và lò sấy để phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình.
Ông Nguyễn Đức Binh, Chủ tịch Hội nông dân huyện Đức Linh cho biết, mô hình liên kết sản xuất lúa nếp mở ra hướng đi mới, hướng tới sự hợp tác giữa doanh nghiệp với người nông dân. Người nông dân bắt đầu thay đổi thói quen sản xuất truyền thống để đi vào quy trình sản xuất khép kín và doanh nghiệp cam kết thu mua sản phẩm, tiêu thụ nông sản ổn định hơn./.
Hồng Hiếu