Hàng nghìn người tham gia lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc

Hàng nghìn người tham gia lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc
Ban trị sự lăng Ông tiến hành các nghi thức xin keo khi tàu ra đến biển. Ảnh: Huỳnh Thế Anh-TTXVN
Ban trị sự lăng Ông tiến hành các nghi thức xin keo khi tàu ra đến biển.
Ảnh: Huỳnh Thế Anh-TTXVN

Ông Trần Minh Đặng, Phó vạn lăng Ông cho biết đây là lễ hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ngư dân vùng biển bởi không chỉ biểu hiện cho tinh thần “uống nước nhớ nguồn” mà còn là dịp để ngư dân cầu mong một năm làm ăn phát đạt, cùng nhau vượt khó vươn lên chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên.

Lễ hội nghinh Ông Sông Đốc được tổ chức trong ba ngày 14, 15 và 16, trong đó vào ngày 15 sẽ diễn ra chính lễ. Vào ngày chính lễ, chủ lễ cùng Ban trị sự lăng Ông trang trọng thỉnh lư hương lên long đình và được 8 học trò lễ khiêng đi. Cùng đi theo đoàn là các đội trống lân, cờ ngũ sắc, đội binh khí… Khi đoàn diễu hành qua các khu dân cư, bà con trong vùng cùng nhập đoàn đi theo, sau đó sẽ cùng theo hầu lên tàu cái chạy ra biển.

Nghi thức lấy nước biển trong lành về lăng Ông thờ cúng. Ảnh: Huỳnh Thế Anh-TTXVN
Nghi thức lấy nước biển trong lành về lăng Ông thờ cúng.
Ảnh: Huỳnh Thế Anh-TTXVN

Tháp tùng tàu cái là hai tàu con và vô số các tàu thuyền của ngư dân địa phương. Đoàn tàu sẽ chạy ra biển theo hướng đảo Hòn Chuối. Đến khi tàu cái gặp lằn ranh nước trong, chủ lễ sẽ làm nghi lễ khấn vái, thắp hương và xin keo. Khi chủ lễ xin được keo tốt sẽ cho đoàn tàu quay về và đem theo những lọ nước biển trong lành về lăng Ông thờ cúng.
Đoàn tàu ra biển ngày lễ nghinh Ông. Ảnh: Huỳnh Thế Anh-TTXVN
 Đoàn tàu ra biển ngày lễ nghinh Ông. Ảnh: Huỳnh Thế Anh-TTXVN

Lễ hội nghinh Ông Sông Đốc được hình thành từ năm 1925, dù trải qua nhiều thăng trầm, biến cố nhưng lễ hội ngày càng phong phú về nội dung, hình thức và đã trở thành một biểu tượng văn hóa đặc sắc của tỉnh Cà Mau.
 
Huỳnh Anh 

Có thể bạn quan tâm