Bình Phước đang đẩy mạnh phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông hiện đại, rộng khắp, đồng bộ, phù hợp với xu hướng hội tụ của công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng 4.0, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, xây dựng Chính quyền số và đô thị thông minh hướng đến nâng cao quyền tiếp cận thông tin, nâng cao chất lượng kết nối thông tin cho người dân, du khách, doanh nghiệp, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế số, xã hội số và bảo đảm an ninh quốc phòng.
Xã Mỹ Phước là một trong 9 đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, vùng sâu của tỉnh. Trong thời kháng chiến, Mỹ Phước là vùng căn cứ cách mạng. Đảng bộ và nhân dân xã được phong tặng đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Từ nguồn vốn phân bổ của Trung ương và địa phương, Ninh Thuận đang tập trung đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã Phước Dinh (huyện Thuận Nam) và xã Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải) nhằm khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất và từng bước nâng cao đời sống nhân dân khu vực trước đây quy hoạch các Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2.
Do ảnh hưởng của đợt mưa lớn kéo dài từ đêm ngày 6 đến 7/7, trên địa bàn tỉnh Lai Châu xảy ra nhiều vị trí sạt lở, gây thiệt hại đến kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Đặc biệt, trên tuyến Quốc lộ 279 thuộc địa bàn huyện Than Uyên (Lai Châu) đi huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) đã xảy ra nhiều điểm sạt sụt gây ách tắc đường trong nhiều giờ, ảnh hưởng việc đi lại của người dân.
Dự án bố trí, ổn định dân cư vùng thiên tai tại Suối Cạn, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai đang đối mặt với nguy cơ trì trệ do thiếu vốn hoàn thiện hạ tầng và chính sách hỗ trợ.
Sóc Trăng là địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 35% dân số, trong đó trên 30% là người dân tộc Khmer. Cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước trong phát triển hạ tầng giao thông nông thôn phục vụ đời sống người dân, nhiều địa phương đã tích cực thực hiện huy động các nguồn lực xây dựng quê hương.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 36/QĐ-TTg quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đến Bạch Long Vỹ, Hải Phòng, gặp bất kỳ người dân nào trên huyện đảo để hỏi về cuộc sống nơi đây, chúng tôi đều nhận câu trả lời: "Mọi thứ như ở đất liền". Bạch Long Vỹ đã mang một diện mạo mới, sau 30 năm hình thành, phát triển.
Tại huyện biên giới Quan Sơn, Thanh Hóa, cuộc sống của người Mông còn khó khăn, những năm qua được đầu tư các dự án giao thông, hạ tầng và điện lưới, người dân đã có điện sử dụng, đường giao thông sẽ dần bê thông hóa để thuận tiện đi lại, giao thương hàng hóa. Qua đó, góp phần giảm nghèo tại khu vực miền núi còn nhiều khó khăn
UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành quyết định thực hiện Đề án điều tra, đánh giá hiện trạng và phát triển hạ tầng thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, với tổng vốn đầu tư hơn 4.350 tỷ đồng.
Cách không xa thành phố Đà Nẵng, đất ở thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam có giá trị rất cao. Ở những vị trí mặt tiền, giá mỗi mét vuông đất lên đến hàng chục triệu đồng. Tuy nhiên, nhờ làm tốt công tác vận động, hàng trăm hộ gia đình nơi đây đã tự nguyện hiến hàng nghìn mét vuông đất để xây dựng những cơ sở hạ tầng thiết yếu. Phong trào này ngày càng lan rộng và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Phát triển kết cấu hạ tầng là một trong ba khâu đột phá chiến lược mà Sóc Trăng đề ra từ đầu nhiệm kỳ 2015-2020. Tỉnh đã tập trung đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, triển khai thực hiện tốt kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, với tổng vốn đầu tư khoảng 15.789 tỷ đồng.
Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, từ sự chưa quan tâm đúng mức tới các mối liên kết và sự hợp tác toàn diện với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là các tỉnh, thành giáp ranh đã làm cho Thành phố Hồ Chí Minh phải “đơn độc” chống chọi với tình trạng ách tắc giao thông diễn ra từ nhiều năm qua mà chưa có giải pháp nào thực sự hiệu quả.
Ban Giám đốc Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã phê duyệt khoản vay trị giá 149 triệu USD để giúp cải thiện các dịch vụ cơ sở hạ tầng cơ bản và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng đều, bền vững, mang lại lợi ích cho hơn 1 triệu người tại bốn tỉnh vùng Bắc Trung bộ của Việt Nam.
Sau 42 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đô thị và hạ tầng cũ tại thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều thay đổi. Nhiều công trình hiện đại được thay thế, phát triển đồng bộ để thành phố mang tên Bác xứng tầm trung tâm kinh tế, tài chính và đầu mối giao thông của khu vực cũng như cả nước.
Năm 2016 là năm du lịch Việt Nam giành được nhiều kết quả tốt đẹp. Bên cạnh việc lần đầu tiên đạt kỷ lục đón hơn 10 triệu lượt khách quốc tế, ngành du lịch còn thực hiện được một bước đột phá nhằm nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam thông qua chiến dịch rà soát, chấn chỉnh chất lượng du lịch hệ thống cơ sơ lưu trú.
TP Hồ Chí Minh sẽ cần 1 triệu tỷ đồng (tương đương 44 tỷ USD) để đầu tư hạ tầng đô thị, đây là thông tin được biết tại hội thảo "Các giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong giai đoạn 2016 - 2021" vừa diễn ra.
Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, từ nay đến năm 2020, Bộ Giao thông Vận tải huy động 115.066 tỷ đồng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng Tây Nguyên.
Trung Sơn là một xã thuộc vùng 135, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua nhiều chương trình dự án hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn, đời sống của người dân và diện mạo của xã đã có nhiều khởi sắc.
Hạ tầng tốt, xe tốt, nhưng biển báo bất cập sẽ không mang đến sự hài lòng cho người sử dụng. Do vậy, vấn đề cấp bách hiện nay của ngành Giao thông vận tải (GTVT) là phải thống nhất hệ thống các loại biển báo hiệu đường bộ phù hợp để không gây bức xúc cho người tham gia giao thông.
Hàng loạt các công trình giao thông có quy mô lớn, kỹ thuật xây dựng phức tạp, hoàn thành xây dựng trong thời gian gần đây đã cho thấy những bước phát triển vượt bậc về công nghệ xây dựng hạ tầng của Việt Nam.