Hà Nội đảm bảo chất lượng dạy và học qua internet khi học sinh nghỉ học phòng, chống dịch COVID-19

Ngày 31/1, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có công văn số 356/SGDĐT-GDPT gửi Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông; Hiệu trưởng các trường chuyên biệt trực thuộc; Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn Hà Nội hướng dẫn tổ chức dạy học qua internet trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19.

Ha Noi dam bao chat luong day va hoc qua internet khi hoc sinh nghi hoc phong, chong dich COVID-19 hinh anh 1Chương trình học trên truyền hình dành cho học sinh lớp 9 và 12 nhằm giúp học sinh Hà Nội ôn luyện và học tập. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN

Theo đó, để duy trì nền nếp, đảm bảo chất lượng dạy và học trong thời gian các trường cho học sinh tạm nghỉ học ở trường, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nộiđề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tiếp tục duy trì, tổ chức có chất lượng các hoạt động dạy và học trong nhà trường bằng hình thức học qua internet; đảm bảo việc dạy học theo đúng các quy định, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Trong giai đoạn tổ chức dạy học qua internet, Hiệu trưởng nhà trường quản lý chặt chẽ thời gian, kế hoạch dạy học của từng giáo viên; chỉ đạo, tổ chức, phân công giáo viên chuẩn bị bài giảng và tổ chức giảng dạy qua Internet cho học sinh bình thường theo thời khóa biểu chung của nhà trường. Lãnh đạo các trường cần tăng cường kiểm tra về thời gian, nội dung, chất lượng dạy học qua internet của từng giáo viên trong trường.

Về kế hoạch dạy học, các trường cần tiến hành rà soát, điều chỉnh, xây dựng nội dung dạy học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã ban hành trước đó sao cho phù hợp với việc dạy, học trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19. Trong đó, các nhà trường cần đảm bảo việc quản lý thời gian, nội dung dạy học chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy định. Từng nhà trường chủ động lựa chọn công cụ dạy học qua internet phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế. Đặc biệt, các trường chú ý điều kiện bảo đảm tổ chức dạy học qua internet có chất lượng. Trong quá trình triển khai thực hiện, cần tham khảo, sử dụng nguồn học liệu tin cậy, chuẩn xác để tổ chức dạy học và hướng dẫn học sinh học tập.

Để việc dạy học qua internet có hiệu quả tốt nhất, các nhà trường cần phân công giáo viên giao nhiệm vụ học tập theo nội dung bài học và hướng dẫn học sinh thực hiện các buổi học qua internet; phối hợp với gia đình học sinh có biện pháp quản lý việc học của học sinh thông qua internet; nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập đã giao cho học sinh.

Khi học sinh đi học trở lại, các nhà trường tổ chức rà soát, đánh giá kết quả học tập qua internet. Từ đó hướng dẫn giáo viên rà soát, tinh giản nội dung dạy học và điều chỉnh kế hoạch dạy học theo hướng kế thừa những nội dung, kiến thức đã học qua Internet nhằm tối ưu thời gian và nội dung kiến thức cần tiếp tục dạy học trong chương trình theo quy định.

Nguyễn Cúc

Tin liên quan

Phòng chống dịch COVID-19: Học sinh Hà Nội nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 sớm 1 tuần so với kế hoạch

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, sáng 31/1, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng đã nhất trí với đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho phép học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 sớm hơn 1 tuần để bảo đảm an toàn, phòng chống dịch COVID-19.


Khó khăn trong việc tổ chức cho học sinh học tập qua internet, truyền hình ở Kon Plông

Mặc dù đã chủ động cho học sinh tự học, ôn tập kiến thức tại nhà trong những ngày nghỉ học vì dịch COVID-19, nhưng Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường học trong huyện Kon Plông - huyện 3A của tỉnh Kon Tum, vẫn gặp khó khăn khi ngành Giáo dục đẩy mạnh việc dạy học qua internet, truyền hình.


Nghệ An: Giải bài toán “học trực tuyến” khi không có internet

Giao thông cách trở, địa hình phức tạp, không có điện lưới quốc gia, không có sóng wifi, việc kết nối internet không thực hiện được, nhiều gia đình học sinh không có các thiết bị, phương tiện kết nối như điện thoại thông minh, máy tính… là những khó khăn khiến cho việc giao bài tập, hướng dẫn ôn tập và dạy học trực tuyến trong những ngày học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch COVID-19 ở các huyện miền núi Nghệ An. Vượt lên những trở ngại đó, nhiều địa phương, cơ sở giáo dục ở ùng dân tộc thiểu số, miền núi tỉnh Nghệ An đã có nhiều biện pháp để duy trì nền nếp học tập, rèn kỹ năng tự học của học sinh.



Đề xuất