Trong năm học này, toàn huyện Kon Plông có 30 trường học với 371 lớp ở các bậc học. Tuy nhiên, khi triển khai dạy học qua internet, truyền hình, toàn huyện chỉ có 2 trường đáp ứng được yêu cầu này. Cô Hoàng Thị Mùi, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kon Plông thừa nhận, toàn huyện chỉ có Trường Tiểu học Măng Đen và Trường Trung học cơ sở Măng Đen tổ chức cho các em học qua mạng. Ở vùng sâu, vùng xa, việc sử dụng mạng internet còn hạn chế nên không thể triển khai giảng dạy.
“Các bạn trong làng không ai chịu học kiểu mới (học trực tuyến, qua mạng), các bạn theo bố mẹ đi cấy, đi chặt củi hết rồi. Bọn cháu muốn đến trường học hơn. Trong làng không ai có máy vi tính hay internet để học. Mấy bữa trước, cháu nhờ mẹ lên nhà cô lấy bài về học” em Nguyễn Bá Phúc, ở làng Kon Pring, học sinh lớp 3B trường tiểu học Măng Đen thừa nhận.
Ngoài ra, sau khi triển khai cho các em học tập tại nhà bằng hình thức phát tài liệu, qua internet, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kon Plông đã tổ chức khảo sát, đánh giá việc thực hiện hình thức giảng dạy này. Kết quả là một số đơn vị chỉ đạo việc hỗ trợ học sinh học tập tại nhà chưa sâu sát, chưa nắm rõ và đánh giá đúng kết quả học tập tại nhà của học sinh; việc tham khảo, khai thác và ứng dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học trên internet còn hạn chế.
Không chỉ vậy, những ngày qua, khi triển khai học trực tuyến, đường truyền internet lại không thuận lợi. Điểm trường Tiểu học Măng Đen, 1 trong 2 trường trong toàn huyện đủ điều kiện dạy và học trực tuyến, cũng gặp không ít khó khăn khi triển khai trong thực tế.
Cô Cao Thị Nguyệt, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Măng Đen cho biết: Từ sau Tết học sinh nghỉ học để phòng dịch COVID-19. Ngay từ ban đầu, trường cũng chủ động xây dựng kế hoạch để hướng dẫn học sinh học tập tại nhà. Giáo viên xây dựng hệ thống phiếu bài tập gửi qua mạng xã hội zalo, facebook để phụ huynh truy cập, tải về cho con em mình làm. Một số gia đình khó khăn, cô in bài phát cho các em. Nội dung chủ yếu ôn lại kiến thức đã học nên hầu hết các em đều làm được bài. Với bài toán khó, cần sự phối hợp giữa phụ huynh và giáo viên để hướng dẫn các em làm bài tập tại nhà. Tuy nhiên, một số gia đình còn khó khăn, không có mạng internet, máy tính, không có điện thoại thông minh, nên việc tổ chức học trực tuyến cho tất cả học sinh toàn trường cũng gặp khó khăn. Ngoài ra, gần đây do số lượng người dùng nhiều, mạng internet bị nghẽn nên một số buổi các em không truy cập được, phải dừng học.
Trước thực trạng trên, để giúp các em nắm vững kiến thức trong thời gian nghỉ học ở nhà, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kon Plông đã chỉ đạo giáo viên các trường biên soạn tài liệu phù hợp, trên cơ sở tham khảo các nội dung giảng dạy trên truyền hình, qua mạng internet, rồi phô tô chuyển đến tận nhà cho học sinh. Những nội dung kiến thức nào học sinh chưa hiểu có thể phản hồi cho giáo viên để được hỗ trợ, giải đáp kịp thời….
Hy vọng các giải pháp trên của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kon Plông sẽ giúp các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong huyện tiếp cận và ôn tập kiến thức trong những ngày nghỉ học ở nhà vì dịch COVID-19.
“Các bạn trong làng không ai chịu học kiểu mới (học trực tuyến, qua mạng), các bạn theo bố mẹ đi cấy, đi chặt củi hết rồi. Bọn cháu muốn đến trường học hơn. Trong làng không ai có máy vi tính hay internet để học. Mấy bữa trước, cháu nhờ mẹ lên nhà cô lấy bài về học” em Nguyễn Bá Phúc, ở làng Kon Pring, học sinh lớp 3B trường tiểu học Măng Đen thừa nhận.
Ngoài ra, sau khi triển khai cho các em học tập tại nhà bằng hình thức phát tài liệu, qua internet, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kon Plông đã tổ chức khảo sát, đánh giá việc thực hiện hình thức giảng dạy này. Kết quả là một số đơn vị chỉ đạo việc hỗ trợ học sinh học tập tại nhà chưa sâu sát, chưa nắm rõ và đánh giá đúng kết quả học tập tại nhà của học sinh; việc tham khảo, khai thác và ứng dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học trên internet còn hạn chế.
Không chỉ vậy, những ngày qua, khi triển khai học trực tuyến, đường truyền internet lại không thuận lợi. Điểm trường Tiểu học Măng Đen, 1 trong 2 trường trong toàn huyện đủ điều kiện dạy và học trực tuyến, cũng gặp không ít khó khăn khi triển khai trong thực tế.
Cô Cao Thị Nguyệt, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Măng Đen cho biết: Từ sau Tết học sinh nghỉ học để phòng dịch COVID-19. Ngay từ ban đầu, trường cũng chủ động xây dựng kế hoạch để hướng dẫn học sinh học tập tại nhà. Giáo viên xây dựng hệ thống phiếu bài tập gửi qua mạng xã hội zalo, facebook để phụ huynh truy cập, tải về cho con em mình làm. Một số gia đình khó khăn, cô in bài phát cho các em. Nội dung chủ yếu ôn lại kiến thức đã học nên hầu hết các em đều làm được bài. Với bài toán khó, cần sự phối hợp giữa phụ huynh và giáo viên để hướng dẫn các em làm bài tập tại nhà. Tuy nhiên, một số gia đình còn khó khăn, không có mạng internet, máy tính, không có điện thoại thông minh, nên việc tổ chức học trực tuyến cho tất cả học sinh toàn trường cũng gặp khó khăn. Ngoài ra, gần đây do số lượng người dùng nhiều, mạng internet bị nghẽn nên một số buổi các em không truy cập được, phải dừng học.
Ở vùng dân tộc thiểu số huyện Kon Plông sẽ phải có một cuộc vận động học sinh trở lại trường sau khi hết dịch. Ảnh: vov.vn |
Trước thực trạng trên, để giúp các em nắm vững kiến thức trong thời gian nghỉ học ở nhà, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kon Plông đã chỉ đạo giáo viên các trường biên soạn tài liệu phù hợp, trên cơ sở tham khảo các nội dung giảng dạy trên truyền hình, qua mạng internet, rồi phô tô chuyển đến tận nhà cho học sinh. Những nội dung kiến thức nào học sinh chưa hiểu có thể phản hồi cho giáo viên để được hỗ trợ, giải đáp kịp thời….
Hy vọng các giải pháp trên của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kon Plông sẽ giúp các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong huyện tiếp cận và ôn tập kiến thức trong những ngày nghỉ học ở nhà vì dịch COVID-19.
Cao Nguyên