Với sự hỗ trợ từ Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đã triển khai thực hiện Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên dưới hình thức một dự án phát triển cộng đồng tập trung vào các xã nghèo.
Huyện Krông Nô là một trong 4 huyện của tỉnh Đắk Nông được chọn để triển khai dự án và thực hiện tại 5 xã: Đắk D'rô, Đắk Nang, Quảng Phú, Nam Xuân, Tân Thành.
Từ năm 2014 đến nay, dự án đã và đang triển khai thực hiện 14 tiểu dự án sinh kế cho các đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, có 5 tiểu dự án trồng lúa lai, 5 tiểu dự án chăn nuôi gà thả vườn, cải tạo vườn hộ gia đình, 4 dự án chăn nuôi bò sinh sản với 140 hộ được thụ hưởng từ dự án.
Trên cơ sở những cây trồng, vật nuôi quen thuộc tại địa phương, dự án tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật để người dân tự tổ chức chăn nuôi, trồng trọt sao cho hiệu quả. Xã Nam Xuân hiện có tỷ lệ hộ nghèo cao, đã triển khai mô hình nuôi bò sinh sản cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các thôn Thanh Sơn và Sơn Hà.
Trước khi nhận bò giống, các nhóm hộ tham gia dự án được tập huấn về kỹ thuật chăm sóc bò, hỗ trợ giống cỏ, phân bón, kinh phí làm chuồng trại. Tương tự, 20 hộ dân nghèo tại xã Đắk D'rô cũng được nhận bò giống về nuôi. Các hộ đều vui mừng, phấn khởi khi được chọn tham gia dự án vì đây là cơ hội giúp họ có được “cần câu” để vươn lên thoát nghèo.
Ở xã Tân Thành thì ngoài giống bò, 1.500 con gà giống đã được giao cho 50 hộ dân nghèo. Ở các xã Quảng Phú và Đắk Nang thì người nghèo được hỗ trợ giống lúa lai để triển khai sản xuất theo từng vụ mùa... Anh Lê Phú Thành ở thôn Thanh Sơn, xã Nam Xuân nói: Gia đình tôi rất vui khi được nhận bò từ dự án, có điều kiện vươn lên thoát nghèo.
Dự án thực hiện việc hỗ trợ tùy theo từng mô hình, từng tiểu dự án. Chẳng hạn, đối với nhóm chăn nuôi bò sinh sản (10 hộ/nhóm), mỗi hộ được đầu tư khoảng 33 triệu đồng, bao gồm hỗ trợ giống cỏ, phân bón, vật tư làm chuồng, con giống, thức ăn, thuốc thú y, tập huấn nâng cao năng lực...
Nhóm trồng lúa lai (10 hộ/nhóm), mỗi hộ được đầu tư khoảng 4 triệu đồng bao gồm: Tiền thuê máy cày, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tập huấn nâng cao năng lực…Nhóm chăn nuôi gà thả vườn (10 hộ/nhóm), mỗi hộ được hỗ trợ 30 con gà giống và kinh phí mua vật tư làm chuồng, thuốc thú y, tập huấn nâng cao năng lực.
Bên cạnh đó, đối với hộ tham gia dự án trong diện bà mẹ có con nhỏ sẽ được tham gia các lớp tập huấn hỗ trợ kiến thức về dinh dưỡng bữa ăn, biểu đồ tăng trưởng của trẻ trong quá trình mang thai, cách chăm sóc trẻ...
Mục đích của dự án là để người dân tự chủ, nên sau khi được chọn vào nhóm thì các hộ tự họp nhóm, bầu ra trưởng nhóm, tự quyết định triển khai các công việc tiếp theo như chuẩn bị đất đai, địa điểm để thực hiện các mô hình sinh kế, khảo sát, mua sắm vật tư…
Tuy nhiên, mọi hoạt động đều chịu sự giám sát, hướng dẫn và hỗ trợ của Ban quản lý dự án huyện, Ban phát triển xã, hướng dẫn viên cộng đồng, tư vấn sinh kế… Cách làm này nhằm giúp cho các hộ tham gia một cách chủ động và rút ra được những kinh nghiệm cần thiết để tiếp tục phát triển sinh kế bền vững, kể cả khi dự án kết thúc.
Ông Ngô Trần Vinh, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án giảm nghèo huyện Krông Nô cho biết: Tham gia dự án, người dân được hỗ trợ vốn, kỹ thuật, giống vật nuôi để bước đầu có điều kiện, cơ hội vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Các mô hình đang được triển khai tại các xã đều được xem xét kỹ, phù hợp với điều kiện, khả năng sản xuất, chăn nuôi của bà con hiện nay.
Mục tiêu của dự án là cải thiện cơ hội sinh kế cho các hộ nghèo thông qua khả năng tiếp cận với các dịch vụ cơ bản ở cấp cộng đồng, nhất là các vấn đề liên quan đến sản xuất nông nghiệp. Người nghèo không những có điều kiện tiếp cận với nguồn tài nguyên thiên nhiên, thị trường, sự hỗ trợ đầu tư địa phương mà còn có khả năng liên kết, tăng thu nhập bằng các hoạt động sinh kế mà dự án tạo ra.
Huyện Krông Nô là một trong 4 huyện của tỉnh Đắk Nông được chọn để triển khai dự án và thực hiện tại 5 xã: Đắk D'rô, Đắk Nang, Quảng Phú, Nam Xuân, Tân Thành.
Từ năm 2014 đến nay, dự án đã và đang triển khai thực hiện 14 tiểu dự án sinh kế cho các đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, có 5 tiểu dự án trồng lúa lai, 5 tiểu dự án chăn nuôi gà thả vườn, cải tạo vườn hộ gia đình, 4 dự án chăn nuôi bò sinh sản với 140 hộ được thụ hưởng từ dự án.
Hộ nghèo ở xã Nam Xuân nhận bò từ dự án |
Trước khi nhận bò giống, các nhóm hộ tham gia dự án được tập huấn về kỹ thuật chăm sóc bò, hỗ trợ giống cỏ, phân bón, kinh phí làm chuồng trại. Tương tự, 20 hộ dân nghèo tại xã Đắk D'rô cũng được nhận bò giống về nuôi. Các hộ đều vui mừng, phấn khởi khi được chọn tham gia dự án vì đây là cơ hội giúp họ có được “cần câu” để vươn lên thoát nghèo.
Ở xã Tân Thành thì ngoài giống bò, 1.500 con gà giống đã được giao cho 50 hộ dân nghèo. Ở các xã Quảng Phú và Đắk Nang thì người nghèo được hỗ trợ giống lúa lai để triển khai sản xuất theo từng vụ mùa... Anh Lê Phú Thành ở thôn Thanh Sơn, xã Nam Xuân nói: Gia đình tôi rất vui khi được nhận bò từ dự án, có điều kiện vươn lên thoát nghèo.
Dự án thực hiện việc hỗ trợ tùy theo từng mô hình, từng tiểu dự án. Chẳng hạn, đối với nhóm chăn nuôi bò sinh sản (10 hộ/nhóm), mỗi hộ được đầu tư khoảng 33 triệu đồng, bao gồm hỗ trợ giống cỏ, phân bón, vật tư làm chuồng, con giống, thức ăn, thuốc thú y, tập huấn nâng cao năng lực...
Nhóm trồng lúa lai (10 hộ/nhóm), mỗi hộ được đầu tư khoảng 4 triệu đồng bao gồm: Tiền thuê máy cày, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tập huấn nâng cao năng lực…Nhóm chăn nuôi gà thả vườn (10 hộ/nhóm), mỗi hộ được hỗ trợ 30 con gà giống và kinh phí mua vật tư làm chuồng, thuốc thú y, tập huấn nâng cao năng lực.
Bên cạnh đó, đối với hộ tham gia dự án trong diện bà mẹ có con nhỏ sẽ được tham gia các lớp tập huấn hỗ trợ kiến thức về dinh dưỡng bữa ăn, biểu đồ tăng trưởng của trẻ trong quá trình mang thai, cách chăm sóc trẻ...
Mục đích của dự án là để người dân tự chủ, nên sau khi được chọn vào nhóm thì các hộ tự họp nhóm, bầu ra trưởng nhóm, tự quyết định triển khai các công việc tiếp theo như chuẩn bị đất đai, địa điểm để thực hiện các mô hình sinh kế, khảo sát, mua sắm vật tư…
Tuy nhiên, mọi hoạt động đều chịu sự giám sát, hướng dẫn và hỗ trợ của Ban quản lý dự án huyện, Ban phát triển xã, hướng dẫn viên cộng đồng, tư vấn sinh kế… Cách làm này nhằm giúp cho các hộ tham gia một cách chủ động và rút ra được những kinh nghiệm cần thiết để tiếp tục phát triển sinh kế bền vững, kể cả khi dự án kết thúc.
Ông Ngô Trần Vinh, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án giảm nghèo huyện Krông Nô cho biết: Tham gia dự án, người dân được hỗ trợ vốn, kỹ thuật, giống vật nuôi để bước đầu có điều kiện, cơ hội vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Các mô hình đang được triển khai tại các xã đều được xem xét kỹ, phù hợp với điều kiện, khả năng sản xuất, chăn nuôi của bà con hiện nay.
Mục tiêu của dự án là cải thiện cơ hội sinh kế cho các hộ nghèo thông qua khả năng tiếp cận với các dịch vụ cơ bản ở cấp cộng đồng, nhất là các vấn đề liên quan đến sản xuất nông nghiệp. Người nghèo không những có điều kiện tiếp cận với nguồn tài nguyên thiên nhiên, thị trường, sự hỗ trợ đầu tư địa phương mà còn có khả năng liên kết, tăng thu nhập bằng các hoạt động sinh kế mà dự án tạo ra.
Báo Đắk Nông