Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Hồng Lan cho biết: Ngày 7/6/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1023/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016-2020. Đây sẽ là nền tảng để thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo vệ trẻ em. Một số mô hình hỗ trợ, can thiệp để giảm thiểu lao động trẻ em sẽ được thí điểm triển khai để tập huấn kỹ năng sống, trang bị cho trẻ em những kỹ năng tự bảo vệ bản thân, trợ giúp gia đình có trẻ em tham gia lao động trái quy định của pháp luật, hỗ trợ người sử dụng lao động tại các làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh cải thiện điều kiện làm việc, tạo việc làm phù hợp với độ tuổi của trẻ em. Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra cũng được tăng cường để xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng lao động trẻ em trái quy định của pháp luật, kết hợp với các hoạt động truyền thông, giáo dục về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.
Theo Thứ trưởng Đào Hồng Lan, để giải quyết vấn đề lao động trẻ em và đạt được mục tiêu 100% trẻ em lao động trái quy định của pháp luật được can thiệp, hỗ trợ kịp thời vào năm 2020, Việt Nam còn gặp nhiều thách thức, mà trước hết là nhận thức của gia đình và chính các em cũng như người sử dụng lao động còn hạn chế, thiếu hiểu biết về pháp luật, chính sách liên quan đến lao động trẻ em. Do vậy, vấn đề cần thực hiện ngay là nâng cao năng lực thực thi luật pháp, huy động sự tham gia tích cực của tất cả các đối tác trong xã hội, gia đình, cộng đồng, doanh nghiệp, công đoàn, các tổ chức xã hội đối với việc phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em.
Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) chia sẻ: Hiện nay, cả nước có khoảng 1,75 triệu lao động trẻ em và người chưa thành niên (từ 5 - 17 tuổi) đang phải làm việc nặng nhọc hoặc làm việc trong điều kiện có hại cho sức khỏe. Tỷ lệ lao động trẻ em tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, trong đó có Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong số lao động trẻ em được điều tra, có 67% các em làm việc trong ngành nông nghiệp; 16% làm việc trong ngành xây dựng, chế tạo; 17% làm việc trong ngành dịch vụ. Đặc biệt, tỷ lệ trẻ em bị thất học vẫn còn rất cao. Cụ thể, trong số trẻ em được khảo sát, có tới 52% trẻ đã từng đi học; 45,2% đang đi học và 2,8% chưa bao giờ được cắp sách đến trường.
Thực tế cho thấy, trẻ em vẫn từng ngày phải đối mặt với nguy cơ bị bóc lột sức lao động thậm tệ. Thời gian làm việc của các em bị chủ sử dụng ép buộc từ 11-12 giờ đồng hồ, thậm chí lên tới 16 giờ/ngày. Đối với những lao động trẻ em phục vụ tại các quán ăn, số tiền lương 1,8-2 triệu đồng/tháng đã được xem là khoản thu nhập thuộc loại khá, vì vẫn còn không ít trường hợp trẻ phải làm việc mà không được trả lương.
Theo ý kiến của các đại biểu tham dự hội thảo, đói nghèo có thể là nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ em tham gia các hoạt động kinh tế, từ đó dẫn đến nguy cơ lao động trẻ em. Bên cạnh đó, việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm liên quan đến lao động trẻ em, đặc biệt trong khu vực kinh tế phi chính thức còn nhiều bất cập; chưa phổ biến được đầy đủ đến các địa phương khái niệm và cách xác định lao động trẻ em. Do đó, cần sự chung tay của các bộ, ngành, địa phương trong công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em, coi đây không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm đối với thế hệ tương lai.
Học sinh trường Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội với cuốn sách "Quyền trẻ em". (Ảnh: Nguyễn Thủy/TTXVN) |
Theo Thứ trưởng Đào Hồng Lan, để giải quyết vấn đề lao động trẻ em và đạt được mục tiêu 100% trẻ em lao động trái quy định của pháp luật được can thiệp, hỗ trợ kịp thời vào năm 2020, Việt Nam còn gặp nhiều thách thức, mà trước hết là nhận thức của gia đình và chính các em cũng như người sử dụng lao động còn hạn chế, thiếu hiểu biết về pháp luật, chính sách liên quan đến lao động trẻ em. Do vậy, vấn đề cần thực hiện ngay là nâng cao năng lực thực thi luật pháp, huy động sự tham gia tích cực của tất cả các đối tác trong xã hội, gia đình, cộng đồng, doanh nghiệp, công đoàn, các tổ chức xã hội đối với việc phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em.
Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) chia sẻ: Hiện nay, cả nước có khoảng 1,75 triệu lao động trẻ em và người chưa thành niên (từ 5 - 17 tuổi) đang phải làm việc nặng nhọc hoặc làm việc trong điều kiện có hại cho sức khỏe. Tỷ lệ lao động trẻ em tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, trong đó có Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong số lao động trẻ em được điều tra, có 67% các em làm việc trong ngành nông nghiệp; 16% làm việc trong ngành xây dựng, chế tạo; 17% làm việc trong ngành dịch vụ. Đặc biệt, tỷ lệ trẻ em bị thất học vẫn còn rất cao. Cụ thể, trong số trẻ em được khảo sát, có tới 52% trẻ đã từng đi học; 45,2% đang đi học và 2,8% chưa bao giờ được cắp sách đến trường.
Thực tế cho thấy, trẻ em vẫn từng ngày phải đối mặt với nguy cơ bị bóc lột sức lao động thậm tệ. Thời gian làm việc của các em bị chủ sử dụng ép buộc từ 11-12 giờ đồng hồ, thậm chí lên tới 16 giờ/ngày. Đối với những lao động trẻ em phục vụ tại các quán ăn, số tiền lương 1,8-2 triệu đồng/tháng đã được xem là khoản thu nhập thuộc loại khá, vì vẫn còn không ít trường hợp trẻ phải làm việc mà không được trả lương.
Theo ý kiến của các đại biểu tham dự hội thảo, đói nghèo có thể là nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ em tham gia các hoạt động kinh tế, từ đó dẫn đến nguy cơ lao động trẻ em. Bên cạnh đó, việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm liên quan đến lao động trẻ em, đặc biệt trong khu vực kinh tế phi chính thức còn nhiều bất cập; chưa phổ biến được đầy đủ đến các địa phương khái niệm và cách xác định lao động trẻ em. Do đó, cần sự chung tay của các bộ, ngành, địa phương trong công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em, coi đây không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm đối với thế hệ tương lai.